0
Following
0
Follower
0
Boost

Trương Đình Anh: "Tôi đã trở thành tỷ phú như thế nào?"

Kiếm được 1 triệu USD đầu tiên vào năm 2004 nhưng không phải từ FPT, cựu CEO của tập đoàn này vẫn thừa nhận, "thành công lớn nhất của tôi là FPT". Năm 1988 là thời điểm quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, khi mới chuyển mình từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường. Đó cũng là năm chàng trai 18 tuổi Trương Đình Anh bước vào ngưỡng cửa trường đại học, trở thành sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân. Trương Đình Anh từng kể về thời gian khó khăn của một gia đình tri thức khi bố mẹ ông, một giáo sư, một phó giáo sư có mức lương không đủ tiêu trong một tuần. "Năm 1988, tôi thi đỗ đại học, định mức lương thực hàng tháng được nâng từ 13 kg lên 16 kg gạo đã là một cái gì đó rất lớn", ông viết trong blog riêng vào năm 2008. Ước mơ thay đổi cuộc sống Người đàn ông từng làm nên điều kỳ diệu ở FPT vào thời đại Internet Việt Nam chuyển mình từ sơ khai đã bắt đầu cuộc sống học đường khá thuận lợi. Khi còn là sinh viên năm thứ nhất, ông từng đạt điểm số đứng đầu trong 600 sinh viên của trường đại học Kinh tế Quốc dân lúc bấy giờ.

Startup Việt đang làm mê mẩn nhân tài của Facebook, Google

Hơn hai năm sau khi chính thức phát hành trên App Store (tháng 1/2014), GotIt! đã nắm giữ vị trí thứ 2 về lượng download trong mảng giáo dục tại Mỹ, chỉ sau iTunes U. iTunes U là sản phẩm của Apple, do đó có thể coi GotIt! là ứng dụng top 1 mảng giáo dục do bên thứ ba phát hành. Vậy GotIt! là gì mà hot đến thế? Giao diện hỏi đáp của GotIt! GotIt! là gì? Về cơ bản, GotIt! (có nghĩa là Hiểu rồi!) là một ứng dụng giáo dục giúp người dùng (chủ yếu là học sinh, sinh viên) tìm lời giải đáp, hướng dẫn cho các bài tập của mình một cách nhanh chóng qua smartphone. Khi người dùng đăng tải một câu hỏi nào đó, hệ thống sẽ giúp kết nối với một chuyên gia (study expert) phù hợp. Các chuyên gia này sẽ giúp người dùng tìm ra câu trả lời và giải đáp các thắc mắc của họ ngay lập tức. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 10 phút. Các chuyên gia của GotIt! có thể đến từ khắp mọi nơi trên thế giới trong đó tập trung nhiều ở Philippines, Ấn Độ, Nam Phi, Đông Âu, Mỹ,… Mục đích của GotIt! là cho phép các chuyên gia kiếm tiền tự do bất cứ khi nào rảnh, chỉ bằng việc log in ứng dụng (trên smartphone hoặc bản web) rồi giải đáp các câu hỏi. Các chuyên gia của GotIt! thường là những người có bằng ĐH, giáo viên hoặc những người có kiến thức tốt về toán và các môn khoa học (lý, hóa,…), được tuyển chọn kỹ lưỡng. Nhiều người trong số họ còn chia sẻ GotIt! chính là nguồn thu nhập duy nhất của mình.

Ông Obama gợi ý cho startup Việt Nam cách tốt nhất để thành công

Theo Tổng thống Mỹ, một trong những cách tốt nhất để thành công, là đem những sản phẩm tốt ở quốc gia này đi bán ở một quốc gia khác, nơi mà chưa nhiều người biết tới sản phẩm đó. Vì vậy, sinh viên cần hiểu rõ về văn hoá và môi trường kinh doanh. Chiều 24/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama có buổi gặp gỡ hơn 100 doanh nhân, doanh nghiệp tại TPHCM. Sau bài phát biểu ngắn, Tổng thống Obama trực tiếp trao đổi với 3 lãnh đạo doanh nghiệp trẻ tiêu biểu; là Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc quản lý Adayroi.com; Đỗ Thị Thúy Hằng, Phó giám đốc Phát triển kinh doanh và đối ngoại tại Seedcom và Phạm Khoa, Giám đốc Pháp lý và Hoạt động doanh nghiệp Microsoft. Tại buổi nói chuyện, ông Obama giữ vị trí MC (người dẫn chương trình) và đặt câu hỏi cho 3 lãnh đạo trẻ. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện không chỉ diễn ra 1 chiều. Ông Obama cũng nhận lại được những câu hỏi và có những trả lời thú vị. Ông Obama cho biết, khi còn nhỏ, ông chưa từng nghĩ đến việc sẽ làm Tổng thống. "Một số người có tầm nhìn rất rõ ràng về tương lai của họ, nhưng tôi thì không. Có lẽ là khi bắt đầu vào đại học, tôi mới bắt đầu nhen nhóm ý tưởng muốn thay đổi thế giới, nhưng tôi cũng chưa hề biết mình sẽ làm gì và như thế nào." Nói về khởi nghiệp, ông Obama tỏ ra lạc quan về giới trẻ hiện nay. "Hiện nay, internet đã bùng nổ, người trẻ không còn xu hướng kiếm một công việc và chỉ làm nó trong 30-40 năm cuộc đời. Thay vào đó, người trẻ dù ở bất cứ nơi đâu, Đông Nam Á, châu Phi, hay châu Âu, luôn muốn tự tạo ra con đường đi của riêng mình, hợp tác với những người cùng chung chí hướng, đó là điều rất tuyệt vời." Ông Obama dẫn một nguyên tắc của Thung lũng Silicon: "Nếu bạn mới chỉ thất bại vài lần, bạn chưa thể trở thành một doanh nhân giỏi", bởi những ý tưởng kinh doanh đầu tiên thường không thể thành công và một doanh nhân giỏi là người đi lên từ những thất bại của chính mình.

Muốn “so găng” cùng Alibaba, các startup TMĐT Việt cần gì?

Muốn “so găng” cùng Alibaba ngay trên sân nhà, các startup thương mại điện tử Việt cần nắm vững những điều sau Với sự “tham chiến” của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, các startup Việt trong ngành này cần nhận thức rõ thực trạng đồng thời nghiên cứu các đối sách phù hợp. Để bắt kịp tốc độ và xu hướng phát triển của thế giới, chính phủ Việt Nam đã phải nỗ lực mạnh mẽ để thức đẩy sự phát triển và thậm chí là thiết lập học viện nghiên cứu mới để giải quyết, thúc đẩy làn sóng thương mại điện tử rầm rộ trong xã hội. Giống như những cuộc hội thảo trước đây cho thấy Đông Nam Á là một địa phận khắc nghiệt. Tuy nhiên lại là nơi mà việc nhập cảnh khu vực khá đơn giản đối với những người trong ngành thương mại điện tử. Sự phân cách về khoảng cách địa lý và phân vùng văn hóa đã tạo nên “ sự khắc nghiệt “ của Đông Nam Á. Sự khắc nghiệt này làm ảnh hưởng, ngăn cản sự đầu tư từ các thương nhân trên thế giới. Mặt khác, nguyên nhân thứ 2 nằm ở chỗ là bản chất con người như việc nhạy cảm về giá cả hay lưu động khách hàng. Sau đây là 5 lời khuyên cho những người mới vào nghề thương mại điện tử ở Việt Nam Nhận thức rõ thực trạng: Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy định và chính sách thường xuyên thay đổi

Startup = Shock + Shit + Sexy

Bài này phân tích hay lắm mọi người; mặc dù hơi tiêu cực, nhưng đây là những góc khuất của startup và những bạn nào có ý định startup thì không thể bỏ qua được Trong vòng khoảng 5 năm gần đây, startup - từ một khái niệm mới mẻ - đã dần trở thành một phong trào được lan tỏa rộng rãi trong giới trẻ. Tuy vậy, startup ở Việt Nam, theo một cách nào đó, vẫn là “chuyện dễ đùa khó nói”. Dấn thân vào con đường startup giống như khoác lên mình tấm áo choàng chiến binh với biểu tượng chữ S chói lọi trước ngực. Nhưng nếu với Superman, chữ S là viết tắt của Super (sức mạnh) thì chữ S của những chiến binh Startup lại đại diện cho 3 điều mà bất cứ người khởi nghiệp nào cũng đều phải trải qua. 1. Shock Shock, Sick hoặc Stress đều có thể là đại diện cho chữ S đầu tiên. Nếu bạn là một người chân ướt chân ráo bước vào startup, bạn ắt sẽ bị “dội” vì môi trường này. Thử tưởng tượng một sinh viên mới ra trường (đối tượng khát khao startup nhất nhưng lại ít hiểu biết nhất), bạn đến xin việc tại một công ty Startup để học hỏi kinh nghiệm với một bộ vía chỉn chu và lịch sự nhất có thể. Thế nhưng khi vừa mới đẩy cửa bước vào, bạn thấy ngay hình ảnh một công ty bề bộn giấy tờ, nhân viên chỉ có lèo tèo vài mống, công việc chỉ xoay quanh một cái bàn tròn và thậm chí còn thiếu ghế ngồi cho ứng viên phỏng vấn. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cảm thấy thế nào?