0
Following
0
Follower
0
Boost

7 nỗi sợ cản bước thành công

Nhiều người chấp nhận sự tầm thường vì họ chỉ nghĩ phải "sống sót" thay vì "phát triển". Dĩ nhiên, điều đó ngăn cản bạn theo đuổi giấc mơ của mình. Trong cuộc sống, có không ít nỗi sợ giữ chân chúng ta, và một số thậm chí còn bó buộc bạn và biến các giấc mơ của bạn trở thành điều không tưởng. Nếu muốn thành công, bạn phải đối mặt và vượt qua chúng. Triệu phú tự thân Daniel Ally đã rút ra được 7 nỗi sợ hãi phổ biến mà bạn phải vượt qua: 1. Sợ những lời phê bình Nhiều người e ngại theo đuổi giấc mơ của mình vì sợ những gì người ta nghĩ và bàn tán về họ. Ally cho biết gần đây anh nhận được bức thư từ một sinh viên đại học. Cậu ấy kể “Cha mẹ muốn tôi hoàn thành chương trình thạc sĩ, nhưng tôi đã sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình. Họ sẽ nghĩ tôi điên mất nếu tôi từ bỏ ngay từ bây giờ. Tôi nên làm gì đây? Đây là một vấn đề phổ biến của nhiều người trẻ. Nếu cứ ra quyết định dựa trên những gì mọi người nghĩ - ngay cả từ bạn bè và từ gia đình gần gũi nhất - sẽ chỉ làm giảm ý nghĩa cuộc sống của bạn mà thôi. Thay vào đó, chỉ cần suy nghĩ đến những gì họ sẽ nói khi bạn đã đạt được thành công. Với anh chàng sinh viên đại học này, Ally đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên quan tâm các bậc cha mẹ nói gì một khi việc kinh doanh của bạn đã gặt hái thành công, rằng họ sẽ tự hào về bạn thế nào? Đó có phải là quyết định tốt nhất mà bạn đã từng làm không? Có thể lắm chứ.

Tại Sao Khách Hàng Không Chọn Thương Hiệu Bạn?

“Những cải tiến có tính đột phá là cực kỳ hiếm nhưng cũng chẳng phải do ngẫu nhiên, may mắn, hay phép màu. Chúng ta luôn có những mô hình cụ thể để giải thích nguyên do người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm kia.” Hiện nay rất nhiều công ty cố gắng cải tiến sản phẩm và đa số gặp thất bại. Tuy nhiên những marketer kỳ cựu tại Unilever, Britvic và L’Oréal lại cho rằng có một số bước làm mà thương hiệu có thể áp dụng để đảm bảo sản phẩm của mình tồn tại được sau giai đoạn 2 năm đầu. Những bước làm đó bắt đầu từ việc quan sát và thấu hiểu hành vi khách hàng cho tới xây dựng 1 mục đích rộng lớn hơn. Một báo cáo của hãng nghiên cứu Nielsen phân tích 8,500 sản phẩm xuất hiện trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh tại châu Âu từ năm 2013. Trong số này, chỉ có 18 hãng đạt thành công với danh hiệu “sáng tạo đột phá”. Để giành được danh hiệu này, sản phẩm phải đáp ứng 3 tiêu chí sau: mang đến 1 ý tưởng mới, tạo ra tối thiểu 10 triệu Bảng doanh thu trong năm đầu tiên và duy trì tối thiểu 90% doanh thu này trong năm thứ 2. Với những sản phẩm tồn tại được qua giai đoạn đầu đầy khó khăn, trong số này hầu hết là những tên tuổi lớn như L’Oréal, Mondelez và Unilever. Tuy nhiên không nhất thiết phải những thương hiệu lớn mới có khả năng tung ra những sản phẩm thành công, Marcin Penconek- Phó chủ tịch của Nielsen về cải tiến sáng tạo thị trường châu Âu chia sẻ. “Những cải tiến có tính đột phá là cực kỳ hiếm nhưng cũng chẳng phải do ngẫu nhiên, may mắn, hay phép màu. Chúng ta luôn có những mô hình cụ thể để giải thích nguyên do người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm kia.” Chúng tôi đã trao đổi với 1 số thương hiệu để tìm hiểu chính xác điều gì khiến 1 thương hiệu cải tiến thành công.

Brian Hamilton: "Đừng quá áp lực với kế hoạch kinh doanh"

Theo Brian Hamilton – Chủ tịch, đồng sáng lập của Công ty thông tin tài chính Sageworks, những kế hoạch kinh doanh được vạch ra từ trước vốn dĩ không giúp ích nhiều cho các nhà khởi nghiệp. Bỏ qua những lý thuyết thông thường và dựa theo kinh nghiệm của mình, Brian Hamilton cho rằng, những kế hoạch kinh doanh thường chỉ đơn thuần cho mọi người thấy bạn thực sự nghiêm túc với công ty hoặc dự án này. Còn ngoài ra thì nó không được hữu dụng lắm. Lý do? Theo Brian Hamilton là: Nhà khởi nghiệp chưa có đủ dữ liệu cần thiết để lên kế hoạch Giữa giai đoạn bắt đầu và kết thúc một chặng đường kinh doanh có sự khác biệt rất lớn. Lúc khởi nghiệp, bạn phải bắt tay vào thực hiện hầu như tất cả mọi thứ cho công ty hoặc dự án mới của mình, từ sản phẩm, giá cả, tiếp thị, phân phối… Sự thích nghi linh hoạt với thời thế sẽ khiến cho những tính toán ban đầu của bạn nhanh chóng trở nên lỗi thời. Lấy ví dụ đơn giản về việc kinh doanh một quầy hàng bán nước chanh. Dĩ nhiên chúng ta sẽ cần có chanh, đường, cốc và một chiếc bàn. Và chúng ta hoàn toàn có thể lên kế hoạch tài chính cho chi phí các nguyên liệu này. Nhưng còn về giá bán nước chanh? Vị trí đặt quầy hàng? Những chiến lược tiếp thị? Những yếu tố này có thể (và chắc chắn) sẽ phải thay đổi hàng ngày, ít nhất là cho đến khi bạn tìm ra được phương thức tối ưu nhất.

4 cấp độ StartUp - Kiến thức "sống còn" của dân Khởi nghiệp

Chia sẻ với mọi người bí quyết bỏ túi này nhé! Bốn cấp độ của StartUp - Kiến thức "sống còn" của dân Khởi nghiệp 99% dân khởi nghiệp bị chết tức tưởi vì thất bại do đâu? Cấp độ 1 : Làm ra 1 sản phẩm đỉnh mà mình tâm huyết rồi tìm thị trường mục tiêu để khởi nghiệp. : Nhóm này 10.000 người làm thì 9000 người làm được và 1 người thành công Cấp độ 2 : Đi ngược lại cấp độ 1 : Hãy tìm thị trường mục tiêu trước xem cái nào cần giải quyết mà chưa có ai giải quyết để làm ra sản phẩm của mình đáp ứng thị trường mục tiêu để khởi nghiệp. : Nhóm này 10000 người làm 100 người thấy và tỷ lệ thành công 10 người. Cấp độ 3 : Đi ngược lại cấp độ 1 và 2 : Hãy nghiên cứu nhu cầu tiềm ẩn của nhóm khách hàng mục tiêu trước rồi làm ra sản phẩm đỉnh cao để khởi nghiệp và tạo ra thị trường mục tiêu của riêng bạn. : Nhóm này 10.000 người làm thì 100 người thấy và tỷ lệ thành công 90 người.

Lời khuyên khởi nghiệp hiệu quả của CEO StumbleUpon

Người khởi nghiệp thường quan tâm đến nhiều yếu tố như vốn, mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn… Song, phần đông người trẻ tuổi đều quên mất một điều quan trọng: kế hoạch lâu dài cho bản thân. Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, Mark Bartel, CEO của dịch vụ chia sẻ, phát hiện nội dung web StumbleUpon cho biết: “Việc đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu một công việc mới là lên kế hoạch cụ thể cho bản thân. Chúng ta nói về vốn, chúng ta nói về lên kế hoạch tài chính… Nhưng điều mà nhiều người không làm là lên kế hoạch cho 12, 18 hoặc 24 tháng tiếp theo cho sự nghiệp của họ. Thiếu sót này sẽ khiến bạn trả giá đắt, cả về mặt công việc lẫn mặt tinh thần”. Vị CEO này đã từng nhìn ra những câu chuyện đáng tiếc khi người trẻ tuổi không chịu lên kế hoạch cho bản thân: “Có những người tham gia vào một công ty mà không có kế hoạch cụ thể nào cả. Rồi 2, 3 năm sau, họ suy nghĩ, và họ tự hỏi mình ‘tôi vẫn còn ở đây để làm gì vậy?”. Xây dựng kế hoạch và mục tiêu sẽ tạo ra cơ sở để bạn tự đánh giá thành công của mình. “Khi những vị lãnh đạo có kinh nghiệm gia nhập một công ty khác, rất nhiều lần tôi thấy họ lên kế hoạch 12 tháng. Và sau đó họ liên tục kiểm tra và tự hỏi ‘Liệu tôi đã đạt được mục tiêu ban đầu của mình hay chưa?”, Mark Bartel chia sẻ. Một lời khuyên quan trọng khác của Bartel là “một kế hoạch chỉ có thể thành công nếu bạn dùng đến kế hoạch này”. Dĩ nhiên, lên kế hoạch lâu dài cho sự nghiệp của bản thân là một điều không hề dễ dàng. Theo Bartel, bạn nên bắt đầu từ kế hoạch của chính công ty mình đang làm việc. Những người mới nên tìm kiếm càng nhiều thông tin càng tốt. “Hãy hỏi về kế hoạch ra mắt sản phẩm, hãy hỏi về những kế hoạch kinh doanh 24 tháng”, CEO StumbleUpon nói. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu như bạn đang làm việc cho các công ty startup (khởi nghiệp), một môi trường vốn thường kiểm soát thông tin khá chặt chẽ và không công bố thông tin tài chính.

Khởi nghiệp trong 3 tuần (P.cuối)

Tuần thứ 3 Ngày thứ 15: Nghĩ đến địa điểm hoạt động Hầu như mọi người đều xác định được mình sẽ hoạt động bên ngoài gia đình hay đặt văn phòng ở đâu. Họ cân nhắc vị trí thích hợp, kiến trúc, địa điểm, quang cảnh xung quanh… Cả khi đặt văn phòng tại nhà, hẳn bạn cũng đã nghĩ nhiều về nó. Bây giờ là lúc sắp xếp mọi thứ. Bàn, máy tính, điện thoại, Internet, sự yên tĩnh và quang cảnh nếu cần. Đối với cửa hàng bán lẻ, phân xưởng hay văn phòng, nếu chưa sắp xếp thì bạn phải bắt đầu đi. Đã đến lúc quyết định rồi. Những người môi giới sẽ giúp bạn. Họ không tính công, vì chủ nhà cho thuê sẽ chi hoa hồng cho họ (bạn cũng nên ghi nhớ điều này vì biết rõ bên nào sẽ trả phí luôn là điều tốt). Hãy tìm một người môi giới biết cộng tác, lắng nghe ý muốn của bạn lẫn những điều bạn không hài lòng.

Khởi nghiệp trong 3 tuần (P.2)

Tuần thứ 2 Ngày thứ 8: Lập chiến lược marketing Nghĩ đến thị trường mục tiêu, tưởng tượng ra một khách hàng giả định lý tưởng, xác định tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và phương tiện thông tin yêu thích của người đó. Hiểu rõ khách hàng là điều quan trọng. Thông điệp bạn muốn gửi tới khách hàng là gì? Có thể diễn đạt điều đó trong một câu không? Nếu chỉ được nói một câu với khách hàng, bạn sẽ nói gì? Thông điệp đó sẽ được gửi đi đâu? Làm sao để khách hàng nhận được? Hãy nghĩ đến chiến lược marketing và kế hoạch thực hiện chi tiết. Dành thời gian lướt qua kế hoạch trọng điểm vắn tắt về marketing để hiểu marketing doanh nghiệp cần những gì. Ngày thứ 9: Phát triển nhãn hiệu công ty

Btaskee - Startup kết nối người giúp việc kiểu Uber

Dùng ứng dụng với quy cách hoạt động tương tự mô hình của Uber hay Grabtaxi, btaskee kết nối người giúp việc với những người có nhu cầu. Ứng dụng btaskee là ứng dụng mang lại trải nghiệm hiện đại cho những người có nhu cầu tìm kiếm người giúp việc nhà. Chỉ cần có smartphone, một tài khoản btaskee, người dùng có thể gọi người giúp việc hỗ trợ những việc dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc em bé, sửa chữa điện, nước... với một chi phí khá hợp lý. Đỗ Đắc Nhân Tâm, sáng lập viên btaskee, chia sẻ, trở về từ Canada, điều mà Tâm thấy rõ nhất là nhu cầu người giúp việc tại TP.HCM. Không chỉ giúp việc cố định, những việc đột xuất như sửa điện, sửa ống nước... khi cần, người dùng phải mất nhiều thời gian tìm kiếm người sữa. Có khi còn phải "chịu đựng" tình trạng hỏng hóc trong gia đình một thời gian dài cho đến khi tìm được người có chuyên môn. Tuy thị trường đã có vài đơn vị cung cấp dịch vụ này, thậm chí là những "ông lớn" trong ngành công nghệ tại Việt Nam nhưng thực tế, vẫn chưa đơn vị nào thực sự thành công. Quyết tâm gửi vào btaskee sức mạnh của những công nghệ mới mình lĩnh hội được ở nước ngoài, Tâm cùng những người bạn của mình đã xây dựng nên ứng dụng btaskee. Mô hình của btaskee tương tự mô hình của Uber hay Grabtaxi, huy động được nguồn lực nhàn rỗi từ phía các đơn vị cung ứng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, nguồn lao động tự do và kiểm soát chất lượng người làm việc bằng chính đánh giá của cộng đồng. Tâm chia sẻ, thời gian đầu, cả nhóm cho rằng, khó khăn lớn nhất của dự án này là những người giúp việc vặt, thường là những người lớn tuổi, ít người xài được smartphone. Nhưng thật bất ngờ, đây lại là lợi thế bởi các bà, các chị không chỉ có khả năng nắm bắt công nghệ nhanh mà còn sử dụng ứng dụng rất tốt.