0
Following
0
Follower
0
Boost

Tiki, Lazada - cuộc chiến dìm nhau tới khi có người phải chết

Nếu không thể chiến thắng nhờ cung cấp các giá trị vượt trội, thì các sàn TMĐT đưa ra quân bài cuối cùng: Giá thành. Để thu hút người dùng và tăng thị phần, những Tiki, Lazada... sẽ cung cấp cho khách hàng mức giá tốt nhất có thể. Cuộc đua “kéo nhau cùng chết” chính thức bắt đầu. Cuộc đua xuống đáy Những ngày gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam lại đón nhận một thông tin không mấy tốt đẹp. Lingo.vn – một sàn thương mại điện tử 2 năm tuổi, bất ngờ đóng cửa ra đi không kèn không trống. Những số liệu của công ty cho thấy, trong vòng 2 năm, sàn thương mại điện tử này đã lỗ tới hơn 150 tỷ đồng. Một vài những đánh giá tốt về việc giao hàng nhanh, chất lượng ổn không giúp Lingo.vn có thể trụ vững trên thị trường thương mại điện tử vốn khắc nghiệt. Lỗ, lỗ và lỗ là tình hình chung của tất cả các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam hiện này. Kể cả những trang đang đứng đầu thị trường như Tiki hay được nước ngoài đầu tư như Lazada cũng không phải là ngoại lệ. Sự khó khăn của sàn thương mại điện tử, hoàn toàn đối nghịch với tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Nếu năm 2013, quy mô ngành TMĐT Việt Nam là 2,2 tỉ USD thì chỉ sau 2 năm tới năm 2015, con số này đã là 4 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng đó hiện vẫn đang tiếp tục được duy trì trong năm 2016 này. Nếu là một người dân sống ở các đô thị, chúng ta cũng có thể thấy sự thay đổi rất rõ trong cách tiêu dùng: Thanh toán thẻ thay cho tiền mặt ngày một nhiều, mọi người mua hàng trên Facebook ngày một đông, rồi sự ra đời của những ứng dụng công nghệ cao buộc phải áp dụng TMĐT như Uber, Grab hay các ví điện tử như Momo,…

Danny Goh: Edtech Việt Nam chỉ dừng lại ở hoạt động gia sư

GotIt! mở văn phòng tại Việt Nam. Kyna.vn được rót vốn triệu USD từ CyberAgent Ventures. Topica đang phát triển nhanh chóng… Tuy nhiên, bức tranh về Edtech Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các hoạt động gia sư hoặc dạy tiếng Anh. Trong khi đó, các Startup toàn cầu đã vượt xa cấp độ này. “Edtech (Công nghệ giáo dục - PV) là một công cụ để người dùng có thể thu được kiến thức theo cách Nhanh hơn, Giá cả hợp lý và Hiệu quả hơn”, ông Danny Goh – Cofounder của Innovatube – cho biết bên lề hội thảo “Làm thế nào để xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường mới cho các Startup giáo dục". Ảnh minh họa. Trong 3 yếu tố trên, Giá cả hợp lý là một yếu tố mà đâu đó có thể giải quyết phần nào bằng cách cung cấp dịch vụ free hoặc áp mức giá thấp hơn so với dịch vụ giáo dục truyền thống. Nhưng hai yếu tố còn lại - Nhanh hơn và Hiệu quả hơn, chỉ được giải quyết bằng các ý tưởng hoặc công nghệ sáng tạo – điều mà không nhiều người ở Việt Nam có thể giải quyết được. “Tôi nghĩ 90% Edtech Startup ở Việt Nam chỉ tập trung vào dạy ngoại ngữ và gia sư”, ông Danny Goh nhận định. *90% có vẻ là con số khá lớn?**

Startup làm đồng hồ Trung Quốc tuyên chiến với Apple

Công ty startup 4 năm tuổi này được lập ra bởi những cựu nhân viên của Google, với tham vọng đồng hồ smartwatch thế hệ thứ 2 của họ, mang tên Ticwatch, có thể được đón nhận nồng nhiệt tại thị trường Mỹ. Công ty Trung Quốc được Google "chống lưng", Mobvoi , vừa qua đã tuyên bố đối đầu với Apple khi họ cho biết smartwatch của công ty sẽ được bán tại thị trường Mỹ vào tháng 9 năm nay. Công ty startup 4 năm tuổi này được lập ra bởi những cựu nhân viên của Google, với tham vọng đồng hồ smartwatch thế hệ thứ 2 của họ, mang tên Ticwatch, có thể được đón nhận nồng nhiệt tại thị trường Mỹ. Họ cho rằng sản phẩm của mình đang nổi trội tại nước nhà với tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, cùng dải cảm ứng giúp điều hướng dễ dàng trên thân đồng hồ. Phiên bản dành cho thị trường Mỹ sẽ có chức năng điều khiển bàng giọng nói, hơn nữa người dùng có thể dùng Ticwatch để gọi pizza, đặt xe Uber, v.v... Giá của nó tại Mỹ sẽ ở mức khoảng 200 USD, rẻ hơn nhiều so với Moto 360 và Apple Watch. Li Zhifei, CEO/nhà sáng lập của Mobvoi cho biết công ty sẽ bán được khoảng 50.000 thiết bị tại Mỹ trong 1 năm và mức doanh thu mong muốn là 100 triệu USD trong năm 2017. Công ty mẹ của Google, Alphabet, đã góp vốn vào Mobvoi trong tháng 10 năm trước, giúp công ty có giá trị thị trường hoảng 300 triệu USD. Đây là động thái đầu tư vào công ty công nghệ Trung Quốc lần đầu tiên của Google, sau khi rút dịch vụ tìm kiếm khỏi nước này trong năm 2010 vì bất đồng với chính phủ nước này. Mobvoi đã trở thành đối tác Trung Quốc chính thức của Android Wear. "Google đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc marketing, nhưng thế mạnh của chúng tôi vẫn là công nghệ AI giúp máy móc hiểu được ngôn ngữ của con người, hệ thống tự phát triển và phần cứng tự thiết kế", ông Li cho biết. Trước đó, ông đã giúp Google phát triển hệ thống dịch thuật, trước khi ông thành lập công ty Mobvoi vào năm 2012.

Đồng sáng lập startup: Để bất đồng trở nên có ích

Trong bất cứ hình thức hợp tác nào, sự bất đồng là không thể tránh khỏi, thậm chí bất đồng còn có ích. Nhưng trong một môi trường áp lực cao, nhiều rủi ro như tại các doanh nghiệp startup thì mâu thuẫn không thể kiểm soát có nghĩa là thảm họa. Thực tế, 65% doanh nghiệp startup thất bại vì mâu thuẫn giữa những người đồng sáng lập (theo kết quả một cuộc khảo sát 10.000 nhà sáng lập của 4.000 doanh nghiệp startup). Noam Wasserman, giáo sư của Harvard Business School đã đề cập đến sự thật này trong quyển sách của ông The Founder’s Dilemmas (Những trường hợp tiến thoái lưỡng nan của người sáng lập). Vậy làm thế nào để bạn có thể kiểm soát tốt hơn, thậm chí có thể tránh được những cuộc tranh cãi trí mạng giữa những người đồng sáng lập công ty? Bài viết này được đúc kết từ những cuộc trò chuyện với các nhà đầu tư và những nhà sáng lập doanh nghiệp startup tại Đông Nam Á, những người đã chứng kiến và trải nghiệm các câu chuyện thành công cũng như “đau thương” của quá trình startup. 1. Kiểm soát cái tôi Quek Siu Rui, đồng sáng lập công ty startup Carousell (ứng dụng chợ trời trực tuyến) của Singapore chia sẻ: “Chúng tôi cực kỳ tập trung vào sứ mệnh của công ty. Giữa chúng tôi có một thỏa ước chung là việc cá nhân và chuyện “cái tôi” sẽ không được ưu tiên”. Carousell được ba sinh viên mới ra trường của Đại học Quốc gia Singapore sáng lập vào năm 2012 và đã được nhiều quỹ đầu tư như Golden Gate Ventures, Sequoia Capital, 500 Startups, Rakuten rót vốn.

Giới thiệu "Thư viện khởi nghiệp"

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như tìm kiếm thông tin về thị trương startup trong và ngoài nước , BQT forum xin giới thiệu với các bạn chuyên mục "Thư viện khởi nghiệp" bao gồm thông tin xoay quanh Startup ở tất cả các lĩnh vực theo topic được chúng mình đưa ra và tổng hợp hang tuần, rất mong các bạn sẽ nhiệt tình tham gia đóng góp giúp cho chuyên mục ngày càng phong phú và trở thành một "Thư viện Startup" đúng nghĩa. Topic của tuần này là "E-commerce"

Gần 30 tuổi vẫn chưa thành công, hãy dừng ngay 8 việc sau!

Điều tuyệt vời nhất độ ở tuổi ngoài 20 đó là mỗi người đều có thể dễ dàng trưởng thành và đứng dậy từ những vấp ngã. Và nếu thành công mãi chưa đến, bạn nên xem lại mình có phạm phải những sai lầm dưới đây không? 1. Luôn nghĩ rằng học vấn và tài năng là yếu tố quyết định thành công Thông minh, tài năng và bằng cấp của những trường top đầu là những “bước đệm” rất tốt, nhưng nó không phải là “vật đảm bảo” cho thành công của bạn. Những điều này sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không đi liền với quyết tâm và sự chăm chỉ. Sylvie di Giusto – Nhà sáng lập Executive Image Consulting từng chia sẻ: Suốt những năm tuổi 20, tôi làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp. Ở đó, mọi người làm việc xuyên đêm và cuối tuần. Mồ hôi, những rắc rối, sự đau khổ và cả sự cần mẫn, kiên trì và những nỗ lực hết mình đã tạo nên thành công của tôi. Ở đó, tôi học được rằng, thành công không tự nhiên mà đến. 2. Coi thường sức khỏe