0
Following
0
Follower
0
Boost

Full Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Vận Mẫu – Thanh Mẫu – Thanh Điệu

Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Trung Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án), thường gọi ngắn là bính âm, phanh âm hay pinyin, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc (tức Latinh hóa tiếng Trung), tác giả là Chu Hữu Quang. Bính âm được phê chuẩn năm 1958 và được thi hành năm 1979 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó đã thay thế các hệ thống Latinh hóa cũ hơn như Wade-Giles (1859, sửa đổi năm 1912) và Hệ thống phiên âm Bưu điện, và thay thế chú âm phù hiệu trong việc dạy cách đọc chữ Hán tại Trung Quốc đại lục. Bảng chữ cái của ngôn ngữ này không giống như các thứ tiếng khác. Tiếng Trung được viết bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm. Qua thời gian, bảng chữ cái tiếng Trung đã tiến hóa thành nhiều phiên bảng khác nhau. Ngày nay, chúng ta có thể thấy những biến thể của tiếng Trung như tiếng Quảng Đông, Hán tự, Hán Nôm,… Đây đều được xem là ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Bạn sẽ quan tâm Cách Ghép Câu Trong Tiếng Trung Đơn giản Chữ Hán vẫn tiếp tục được phát triển cho đến giữa thế kỷ thứ 20 khi chữ Hán giản thể ra đời. Chữ Hán giản thể được tạo ra nhằm giảm tỉ lệ mù chữ. Ngày nay, chữ Hán giản thể cũng được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc. Trong khi đó, chữ Hán phồn thể lại được sử dụng ở Đài Loan và Hồng Kông.