0
Following
1
Follower
0
Boost

Lạm Phát Giảm Tốc Chưa Làm Thay Đổi Kế Hoạch Của Fed

Người tiêu dùng Mỹ cuối cùng đã có được cảm giác nhẹ nhõm khi giá nhiên liệu giảm và lạm phát lõi được kiềm chế, nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Kỳ vọng giá hàng hóa tiếp tục giảm Ngày 10/8/2022, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 8,5%, thấp hơn so với mức dự báo 8,7% của các chuyên gia kinh tế và giảm so với mức kỷ lục 4 thập kỷ là 9,1% trong tháng 6. Lạm phát lõi - loại trừ giá thực phẩm và năng lượng - tháng 7 tăng 0,3% so với tháng 6 và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, lạm phát lõi tháng 6 có mức tăng tương ứng là 0,7% và 5,9%. Lạm phát cao ngất của Mỹ cuối cùng đã hạ nhiệt khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút và giá dầu cùng nhiều loại hàng hóa khác “quay xe”, mang lại kỳ vọng giá tiếp tục giảm. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo, lạm phát có khả năng biến động khó lường và để giảm lạm phát một cách đáng kể mà mục tiêu lạm phát dài hạn của Fed là 2%/năm có thể cần đến một cuộc suy thoái kinh tế, một đợt mất việc làm lớn. Jason Reed, giảng viên tại Trường đại học Notre Dame cho biết, giá thực phẩm và giá xăng thì ai cũng có thể thấy và nhận biết. Vì vậy, hai loại giá này đóng vai trò quan trọng trong cách người tiêu dùng nhìn về nền kinh tế. Hiện giá trung bình cho 1 gallon xăng là 4,03 USD/gallon, thấp hơn 1 USD/gallon so với giữa tháng 6/2022.

Châu Âu Có Thể Phải Đối Mặt Với Mùa Đông Khủng Khiếp Trong 5 Đến 10 Năm Tới Vì Thiếu Khí Đốt

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten cảnh báo rằng, 5 đến 10 mùa Đông tới ở châu Âu sẽ rất "khủng khiếp" trừ khi Liên minh châu Âu (EU) có động thái nhanh chóng áp đặt trần giá đối với giá khí đốt. “5 đến 10 mùa Đông tới sẽ rất kinh khủng nếu không có điều gì được thực hiện. Chúng ta phải hành động ở vấn đề đang diễn ra và ở cấp châu Âu, và làm việc để giảm giá khí đốt”, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten cho biết. Bà Tinne Van der Straeten cho rằng, việc áp đặt mức trần giá có thể giúp giảm 770 euro (764 USD) trên mỗi hóa đơn năng lượng. Bình luận của bà được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi khu vực châu Âu khẩn trương chống lại các hóa đơn năng lượng tăng vọt cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. <!--br {mso-data-placement:same-cell;}-->Giá Vàng Hôm Nay 18/7/2022: USD Tăng Cao, Vàng "Chìm Nghỉm" Giá khí đốt đã tăng lên mức cao kỷ lục sau ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine. Điều này cũng đã làm tăng giá điện vì khí đốt là nguồn sản xuất điện chính. Giá khí đốt hiện đang cao hơn khoảng 30 lần so với mức giá cách đây hai năm và hơn 10 lần so với mức hiện tại ở Mỹ.

EU Sẽ Phải Chịu “Suy Thoái Kỹ Thuật” Do Nguồn Cung Năng Lượng Bị Siết Chặt

Theo UBS, châu Âu đang đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế nông khi giá năng lượng leo thang, nhưng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trong trường hợp bắt buộc phải phân bổ khí đốt tự nhiên. Các nhà phân tích của UBS cho biết: "Trong bối cảnh giá năng lượng tiếp tục tăng đáng kể sẽ gây thêm áp lực lên tiêu dùng của các hộ gia đình và đầu tư cố định, chúng tôi dự kiến khu vực đồng euro sẽ phải chịu một cuộc suy thoái kỹ thuật". Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên TTF của Hà Lan và là giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu hiện đang giao dịch ở mức cao hơn 1.200% so với giá trung bình trong những năm 2010. <!--br {mso-data-placement:same-cell;}-->Châu Âu Có Thể Phải Đối Mặt Với Mùa Đông Khủng Khiếp Trong 5 Đến 10 Năm Tới Vì Thiếu Khí Đốt Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng đến mức phải phân bổ năng lượng, UBS cho biết các nền kinh tế có thể đối mặt với triển vọng kinh tế thậm chí còn tồi tệ hơn. “Điều quan trọng là kịch bản cơ bản của chúng tôi vẫn là việc phân bổ năng lượng sẽ tránh khỏi. Nếu giả định này trở thành sự thật, thì sự gián đoạn kinh tế rất có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều so với kịch bản trường hợp cơ sở mới của chúng tôi”, các nhà phân tích UBS cho biết.

Các Sự Kiện Và Thông Tin Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Không Thể Bỏ Qua Tuần Này

Thị trường chứng khoán đã tăng điểm tích cực trong tuần qua sau kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, liệu đà hồi phục có kéo dài hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong thời gian tới. Báo cáo việc làm tháng 7 Báo cáo số việc làm phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ được công bố vào thứ Sáu (5/8) sẽ cho thấy liệu đợt tăng lãi suất gần đây của Fed có tác động đến thị trường lao động hay không. Các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế sẽ có thêm 250.000 việc làm trong tháng 7, giảm so với tốc độ 372.000 của tháng 6 trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức thấp lịch sử 3,6%. Dữ liệu việc làm nhỏ hơn dự kiến có thể củng cố quan điểm rằng Fed có thể không quyết liệt như mong đợi trong quá trình tăng lãi suất sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết vào tuần trước rằng quyết định lãi suất tháng 9 của ngân hàng trung ương sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Sau khi dữ liệu GDP trong tuần qua cho thấy nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong hai quý liên tiếp thị trường chứng khoán đã được thúc đẩy tăng giá bởi kỳ vọng rằng đà tăng lãi suất sẽ chậm hơn.