0
Following
1
Follower
0
Boost

Khởi nghiệp với 10.000$, sau 6 năm thành doanh nhân 10 triệu USD

Ngày đó chàng trai người New York Jeremy Lyman đang làm công việc hàng ngày là phê duyệt những khoản tín dụng trong một công ty thế chấp và mơ tưởng về việc được trả lương để rong chơi la cà cả ngày ở trong quán cà phê. Paul Schlader thì từ Minnesota chuyển đến New York để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất và đang làm người pha chế trong quán bia Heartland Brewery để kiếm sống qua ngày. Paul Schlader (trái) và Jeremy Lyman (phải), đồng sáng lập Birch Coffee Khi Lyman gặp Schlader, họ đã nhanh chóng bắt tay hợp tác với nhau. Vào mùa thu năm 2009, sau một năm làm việc chăm chỉ, họ đã mở cửa hàng Birch Coffee đầu tiên. Kể từ đó, đôi bạn này đã mở thêm 6 quán nữa trong khu Manhattan, một quán ở Long Island City và sắp mở một quán ở South Bronx. Doanh nghiệp của họ đã có giá trị khoảng 10 – 15 triệu USD. Sau đây là những bài học họ rút ra từ quá trình khởi nghiệp của mình qua lời kể của Jeremy. Khởi đầu Không phải ai khi bắt đầu thực hiện ước mơ của mình cũng có sự hỗ trợ tài chính dồi dào. Tôi đã gom hết số tiền để dành được. Đó là khoản tiền chưa đến 10.000 USD nhưng cũng đủ để bắt đầu. Tôi cũng vay nợ thêm 30.000 USD từ thẻ tín dụng. Tôi phải hỏi khắp gia đình và bạn bè xem có ai cho vay mượn không.

Liam Casey - Người tạo ra sản phẩm “Made in China”

Các bạn có biết đằng sau những món đồ gắn mác “made in China” gây tranh cãi, đặc biệt là các thiết bị công nghệ, luôn hiện hữu bóng dáng một người đàn ông Ireland thầm lặng. Liam Casey – doanh nhân 49 tuổi người Ireland – sở hữu cho riêng mình tới 3 chiếc điện thoại đổ chuông liên tục, mỗi chiếc cài đặt một múi giờ khác nhau lần lượt ở Thâm Quyến, San Francisco và Cork (Ireland). Ông hiện là CEO của PCH International, công ty chuyên cung cấp giải pháp sản xuất công nghệ có trụ sở tại California, Mỹ. Mặc dù không được công chúng biết tới nhiều nhưng ông lại là gương mặt được nhiều người trong giới công nghệ kiêng nể. Đừng lấy làm lạ bởi rất có thể, chính bạn cũng đang sử dụng ít nhất là 1 trong hàng ngàn sản phẩm của người đàn ông này, như iPhone của Apple chẳng hạn. iPhone của Apple là một trong số hàng trăm mặt hàng do Liam Casey sản xuất. Trong gần 2 thập kỷ, Casey đã xây dựng nên mạng lưới 100 xưởng sản xuất uy tín ngay trong lòng Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Ở trung tâm sản xuất của thế giới này, 10 triệu sản phẩm điện tử và phần cứng công nghệ được sản xuất mỗi ngày, đem lại tổng giá trị hàng hóa vào khoảng 10 tỷ USD mỗi năm. Trong vòng 5 năm qua, PCH đã tăng trưởng ngoạn mục gấp 6 lần và thu về khoản lợi nhuận đạt kỷ lục 1,1 tỷ USD vào năm ngoái. Sinh ra và lớn lên trong một trang trại nhỏ ở quận Cork, Ireland, Casey đã có tới 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành bán lẻ… thời trang. Tưởng như không có sự liên quan nào, tuy nhiên đây chính là bước đệm đưa Casey đến với lĩnh vực công nghệ. Trong khoảng thời gian công tác tại California, ông nhận thấy tất cả các linh kiện điện tử phần cứng máy tính tại Mỹ đều có nguồn gốc từ châu Á. Chính phát hiện này giúp ông nảy ra ý định kinh doanh mới vô cùng táo bạo.

Liam Casey - Người tạo ra sản phẩm “Made in China”

Các bạn có biết đằng sau những món đồ gắn mác “made in China” gây tranh cãi, đặc biệt là các thiết bị công nghệ, luôn hiện hữu bóng dáng một người đàn ông Ireland thầm lặng. Liam Casey – doanh nhân 49 tuổi người Ireland – sở hữu cho riêng mình tới 3 chiếc điện thoại đổ chuông liên tục, mỗi chiếc cài đặt một múi giờ khác nhau lần lượt ở Thâm Quyến, San Francisco và Cork (Ireland). Ông hiện là CEO của PCH International, công ty chuyên cung cấp giải pháp sản xuất công nghệ có trụ sở tại California, Mỹ. Mặc dù không được công chúng biết tới nhiều nhưng ông lại là gương mặt được nhiều người trong giới công nghệ kiêng nể. Đừng lấy làm lạ bởi rất có thể, chính bạn cũng đang sử dụng ít nhất là 1 trong hàng ngàn sản phẩm của người đàn ông này, như iPhone của Apple chẳng hạn. iPhone của Apple là một trong số hàng trăm mặt hàng do Liam Casey sản xuất. Trong gần 2 thập kỷ, Casey đã xây dựng nên mạng lưới 100 xưởng sản xuất uy tín ngay trong lòng Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Ở trung tâm sản xuất của thế giới này, 10 triệu sản phẩm điện tử và phần cứng công nghệ được sản xuất mỗi ngày, đem lại tổng giá trị hàng hóa vào khoảng 10 tỷ USD mỗi năm. Trong vòng 5 năm qua, PCH đã tăng trưởng ngoạn mục gấp 6 lần và thu về khoản lợi nhuận đạt kỷ lục 1,1 tỷ USD vào năm ngoái. Sinh ra và lớn lên trong một trang trại nhỏ ở quận Cork, Ireland, Casey đã có tới 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành bán lẻ… thời trang. Tưởng như không có sự liên quan nào, tuy nhiên đây chính là bước đệm đưa Casey đến với lĩnh vực công nghệ. Trong khoảng thời gian công tác tại California, ông nhận thấy tất cả các linh kiện điện tử phần cứng máy tính tại Mỹ đều có nguồn gốc từ châu Á. Chính phát hiện này giúp ông nảy ra ý định kinh doanh mới vô cùng táo bạo.

Ngành nào 'phất' trong năm 2015?

Nhận định về xu hướng TTCK Việt Nam năm 2015, ông Yun Hang Jin – Thạc sỹ kinh tế - Giám Đốc khối thị trường mới nổi tại Cty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc), tập đoàn đầu tư vào Chứng khoán KIS Việt Nam, cho rằng thị trường vẫn còn nhiều cơ hội tăng điểm. Theo quan điểm của ông, những ngành nào sẽ được hưởng lợi nhiều từ kinh tế trong năm 2015, và theo đó, xứng đáng là hàng hóa được quan tâm trên TTCK Việt Nam? Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 sẽ chịu những tác động từ cả nội tại lẫn thế giới. Xét trong nước, nhóm ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất phải kể đến bất động sản, từ chính sách của Chính phủ cho phép người nước ngoài được mua nhà có hiệu lực từ tháng 7/2015. Còn xét phía bên ngoài thì có thể quan tâm các nhóm ngành được hưởng lợi từ giá dầu như vận tải. Giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, và các nhà nhập khẩu xăng dầu sẽ cắt giảm được chi phí. Trên TTCK đang có cả những doanh nghiệp niêm yết trong các ngành hàng này. Ngoài ra, ngay cả các nhà nhập khẩu nói chung cũng sẽ được hưởng lợi do giá nhập khẩu nguyên vật liệu giảm xuống. Với BĐS, dường như ông đánh giá cao VIC (Vingroup) một doanh nghiệp ở phân khúc BĐS cao cấp. Liệu BĐS cao cấp có thực sự khởi sắc không, thưa ông? Và tại sao không phải là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu tư phân khúc nhà ở xã hội, phân khúc được Chính sách hỗ trợ nhất hiện nay? Nếu nói về chính sách thì có 2 hướng hỗ trợ thị trường BĐS. Hướng thứ nhất là dẫn đến các nhà đầu tư trong nước và hướng thứ hai nhắm đến các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó gói hỗ trợ tín dụng cho nhà ở xã hội, nhà thương mại diện tích trung bình giá thấp đã được giới thiệu cách đây hơn 1 năm. Điều đó đã phần nào tác động đến phân khúc nhà giá rẻ và khiến phân khúc này sôi động.