0
Following
0
Follower
0
Boost

6 doanh nhân bán hàng trực tuyến thành công nhất thế giới

Ông chủ Amazon luôn dẫn đầu danh sách những CEO kiếm tiền giỏi nhất, tiếp sau là nhiều tên tuổi châu Á. Bắt đầu từ garage gia đình, Bezos đã vươn lên thành tỷ phú nhờ việc mua bán các món đồ trực tuyến và hình thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Trong cuộc sống cá nhân, Bezos vui tính và hay cười. "Tôi là người hạnh phúc. Vợ tôi vẫn nói, nếu Jeff tỏ ra không vui, chỉ cần đợi thêm 5 phút nữa", CEO của Amazon đùa trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes. Năm 2015 là thời điểm thành công rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển của Amazon với doanh thu gần 110 tỷ USD. Họ vượt qua đại gia Wal-mart để trở thành hãng bán lẻ lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Cùng sự lớn mạnh như vũ bão của dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services, cổ phiếu của hãng này tăng tới 210% sau một năm, đưa tài sản ròng của Bezos gia tăng mạnh mẽ. Từ một cựu giáo viên tiếng Anh, Jack Ma chuyển sang kinh doanh khi thành lập sàn thương mại trực tuyến Alibaba năm 1999 với 60.000 USD. Hiện Alibaba là hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc. Jack Ma được coi là Jeff Bezos của đất nước đông dân nhất thế giới. Năm 2014, Alibaba trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu với giá trị IPO lớn nhất thế giới: 25 tỷ USD. Jack Ma đang là người giàu thứ 2 Trung Quốc. Tham vọng của Jack Ma là tiếp tục đưa Alibaba phát triển lớn mạnh trong vòng ít nhất là 102 năm nữa. Ban đầu, Pierre Omidyar tạo ra eBay chỉ để giúp bạn gái bán một bộ sưu tập kẹo. Nhưng 17 năm sau, nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị vốn hóa lên tới 56 tỷ USD và mang về cho Omidyar 6,7 tỷ USD tài sản. Pierre Omidyar hiện là người giàu nhất Hawaii và sống trong một biệt thự sang trọng tại Honolulu. Ông cũng đã nghỉ hưu từ lâu và cam kết dành 90% tài sản làm từ thiện sau khi chết. Năm1997, Hiroshi Mikitani cùng một số người bạn của mình lập ra Rakuten với 250.000 USD. Hiện trang web này đã trở thành một đại siêu thị ảo với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 13,5 tỷ USD. Với kết quả kinh doanh ấn tượng này, Rakuten luôn giữ vững ngôi vị website thương mại điện tử số một tại Nhật Bản. Công ty này cũng thuộc top 10 doanh nghiệp Internet lớn trên thế giới với doanh thu hàng năm 5 tỷ USD. Hiroshi nổi tiếng với những ý tưởng nhiều phá cách như cách mạng hóa tiếng Anh trong công ty. Kết quả, 90% số nhân viên đã có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này. Đồng thời bản thân trang web thương mại Rakuten cũng thay da đổi thịt trở thành một thương hiệu mang tính chất quốc tế. Ý tưởng mở website bán hàng online đến với Richard Liu - CEO hãng thương mại điện tử lớn nhì Trung Quốc - JD.com khi dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc năm 2003, khiến công ty bán sản phẩm quang - từ của anh phải đóng cửa. JD được thành lập một năm sau đó. Sau 10 năm, hãng hiện có 86 nhà kho, hơn 1.600 trạm vận chuyển và 214 điểm lấy hàng trên khắp Trung Quốc. JD cho biết họ hiện là website bán hàng trực tiếp qua mạng lớn nhất Trung Quốc về khối lượng giao dịch, với 46,5% thị phần trong nước. Richard Liu hiện có số tài sản hơn 6 tỷ USD.

Vì sao các startup như Momo, Tiki liên tục lỗ nhưng vẫn đầu tư?

Đối với nhiều công ty khởi nghiệp, quá trình lỗ có thể kéo dài cả chục năm. Đôi khi càng lỗ nhiều lại càng được định giá cao. Bắt kịp với xu hướng của thế giới, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, nhiều doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong nước cũng bắt đầu có những thương vụ đình đám. Không chỉ còn là những thương vụ “nhỏ lẻ” quy mô vài trăm nghìn đến vài triệu USD như trước, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều thương vụ có quy mô hàng chục triệu USD, định giá doanh nghiệp lên đến hàng trăm triệu USD chỉ sau vài năm hoạt động như Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đầu tư 28 triệu USD vào ví điện tử Momo hay Công ty cổ phần VNG rót 18 triệu USD vào trang thương mại điện tử Tiki. Lỗ không phải vấn đề Nhưng khác với những lĩnh vực truyền thống, thông thường các doanh nghiệp có lợi nhuận càng tốt càng được định giá cao thì đầu tư vào các công ty công nghệ nói riêng và lĩnh vực khởi nghiệp nói chung lại không như vậy. Cả 2 ví dụ kể trên, Tiki và Momo đều là những doanh nghiệp đang lỗ. Báo cáo của Công ty cổ phần VNG cho biết công ty này đã bỏ ra 383 tỷ đồng để mua 3,7 triệu cổ phiếu, tương đương 38% cổ phần của Tiki, sau đó phải hạch toán giảm giá trị khoản đầu tư này xuống còn 376 tỷ đồng ngay trong quý I/2016.

Trung Quốc: Baidu bị cáo buộc gây ra cái chết của một sinh viên

Baidu - công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang đối mặt với cuộc điều tra do một sinh viên đã tử vong sau khi tìm kiếm phương pháp điều trị y tế bằng công cụ trên internet của hãng này. Tất cả vì doanh thu? Baidu đang là trung tâm của cơn bão truyền thông xã hội khi người dùng đặt ra những câu hỏi về trách nhiệm của công ty khi cung cấp các kết quả tìm kiếm không hợp pháp. Cuộc khủng hoảng này đã khiến cổ phiếu Baidu giảm mạnh gần 8% tại New York vào thứ Hai 2/5. Vào tháng 2/2016, sinh viên Wei Zexi 22 tuổi, vốn đang mắc một loại bệnh ung thư ở dạng hiếm và trong cơn tuyệt vọng, anh đã cùng bố mẹ vay tiền để tìm cách điều trị thử nghiệm tại một bênh viện quân sự ở Bắc Kinh dựa trên kết quả tìm kiếm phương pháp điều trị cùng những bệnh viện hàng đầu do mạng tìm kiếm Baidu cung cấp. Trước khi tử vong chỉ sau 2 tháng do điều trị thất bại, Wei đã viết trên blog cá nhân: “Này Baidu, tôi không biết mọi thứ tệ hại như vậy khi bảng xếp hạng bệnh viện được cung cấp dựa trên đấu thầu. Chúng tôi đã nghĩ rằng lẽ ra Baidu phải có một bảng xếp hạng hợp pháp”. Trong một số báo cáo, Baidu bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về cái chết của Wei, mặt khác, Công ty công bố bản sao các giấy chứng nhận về dịch vụ y tế của bệnh viện quân đội nhằm biện hộ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Người phụ nữ đã xây dựng đế chế công nghệ sinh học

Kể về Kiran Mazumdar-Shaw, Leslie Auchinloss cũng phải kinh ngạc trước những gì người phụ nữ này có thể làm với startup từ một gara ô tô của mình trong vòng 37 năm, công ty mà ông cùng thành lập và phát triển. Ông vẫn không thể tin được con đường sự nghiệp của bà, người đã xây dựng công ty công nghệ sinh học của mình thành một để chế từ hai bàn tay trắng. Là một trong những startup công nghệ đầu tiên tại Ấn Độ, Biocon nay đã có một vị thế đáng ngưỡng mộ trong số các công ty cùng ngành đương thời, đặc biệt là khi các công ty này mới chỉ nở rộ tầm 15 năm trở lại đây. Khi Biocon chào bán cổ phiếu lần đầu năm 2004, nhiều người cho đây là bước đi đầu tiên dẫn dắt các công ty công nghệ sinh học khác nối gót. Thế nhưng cuối cùng chưa một công ty nào làm như vậy, hoặc nếu có cũng chỉ có thể kể đến 1-2 công ty bởi gọi vốn lớn trong ngành này gần như là một nhiệm vụ bất khả thi tại Ấn Độ. Việc giới học thuật Ấn Độ thường theo chủ nghĩa Đác Uyn cũng như tôn thờ trường phái biệt lập khiến cho ngành công nghệ sinh học tại Ấn Độ phát triển khá manh mún. Đây thật sự là một điều kém may mắn với nước này bởi thế kỷ 21 được coi là kỷ nguyên của công nghệ sinh học và công luận luôn bị thu hút bởi các đột phá trong ngành này cũng như các kết hợp của ngành này với các ngành khác. Quá trình xây dựng đế chế Biocon – con đường không trải toàn hoa hồng Là con gái một gia đình không mấy giàu có, kiếm vốn cho công ty hoạt động trong lĩnh vực còn non trẻ không hề dễ dàng gì với Kiran Mazumdar-Shaw. Khi đó bà mới 25 tuổi, và không một ngân hàng nào dám liều lĩnh cho vay vốn. Bà tâm sự “Có quá nhiều vấn đề xảy ra. Tôi đã không thể tìm được nguồn tài chính hay mời được những người tôi muốn làm việc cùng. 15 năm đầu tiên của Biocon thực sự là chuỗi ngày vật lộn sống sót.”

Magic Leap: startup bí mật nhất thế giới

Magic Leap là một công ty startup vô cùng đặc biệt. Sản phẩm của họ chưa hề được giới thiệu hay bán ra thị trường. Họ cũng chẳng đưa ra bản beta nào, chẳng hé nửa lời về công nghệ tăng cường thực tế ảo mà họ đang phát triển, chẳng tiết lộ về cách mà kính của họ hoạt động. Vậy nhưng tính đến lúc này, các nhà đầu tư đã đổ 1,4 tỉ USD vào công ty này. Lý do? Magic Leap không chỉ đơn giản là làm ra một giải pháp tăng cường thực tế ảo mới, mà đó còn là thứ mang tới chất lượng và trải nghiệm vượt trội so với các đối thủ khác. Magic Leap và hành trình phát triển Thiết bị mà Magic Leap đang phát triển được hãng gọi là mixed reality ( MR), tức là pha trộn giữa thực tế và ảo. Về bản chất, nó chính là công nghệ tăng cường thực tế ảo (augmented reality - AR) mà chúng ta đã nghe nói đến từ trước đến nay. Microsoft cũng dùng cụm từ mixed reality để nói về HoloLens. Nhà sáng lập của Magic Leap, Rony Abovitz, là một con người cực kì đặc biệt. Ông đã bị hấp dẫn từ lâu bởi khoa học viễn tưởng và robot. Ông chọn robot làm con đường sự nghiệp của mình và có một tấm bằng sinh y học ở Đại học Miami. Trong lúc vẫn còn là một sinh viên vừa tốt nghiệp, ông mở công ty sản xuất robot dùng cho phẫu thuật. Trước khi công ty thành công, số tiền mà ông thu về chỉ vỏn vẹn 30$ mỗi tuần từ việc vẽ hình minh họa cho một tờ báo của đồng nghiệp. Trên trang Twitter của mình, Abovitz mô tả mình là "một người bạn của con người, thú vật và robot". Mô tả này hoàn toàn chính xác, vì trong lúc làm việc ông đã cho thấy sự nhảy cảm hiếm có với cả con người lẫn logic của máy tính trong khi vẫn có tâm hồn của sinh học. Nếu bạn đang chuẩn bị làm một cánh tay robot có thể giúp bác sĩ can thiệp vào cơ thịt của con người, bạn sẽ phải biết các định luật về vật lý, về sinh học, cũng như nắm bắt được suy nghĩ của con người. Nói cách khác, Abovitz có cả 3 yếu tố này, vậy nên robot phẫu thuật của ông bán rất tốt. Năm 2008, công ty của ông, tên là Make, đã lên sàn chứng khoán, và tới năm 2013 ông đã bán nó với giá 1,65 tỉ USD. Magic Leap dùng robot để hỗ trợ thử nghiệm các phần cứng của mình​

Có nên bỏ việc văn phòng về làm trang trại vịt?

Tôi sinh năm 1990 và đang làm nhân viên văn phòng cho một doanh nghiệp với mức lương tháng 10 triệu đồng. Hiện tôi theo học liên thông đại học ngành xây dựng dân dụng... Tuy nhiên, tôi đang cân nhắc việc từ bỏ công việc và khóa học này để về nhà thực hiện mô hình trang trại chăn nuôi vịt làm kinh tế. Gia đình tôi cũng có truyền thống trong nghề này. Do đó, nếu tôi về tiếp quản lại, sẽ có điểm thuận lợi là thừa hưởng hệ thống và cách làm của gia đình để phát triển lên. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu nhiều tài liệu tôi cũng biết rằng khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi rất mong nhận được tư vấn của các bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi và nông nghiệp.