Cards you may also be interested in
Bất ngờ trước ngoại hình của thành viên lớn tuổi nhất trong các nhóm nhạc nữ Kpop
SISTAR: Bora Nếu nói đến thành viên lớn tuổi nhất trong SISTAR, chắc hẳn người hâm mộ sẽ nghĩ ngay tới Hyorin hoặc Soyu. Tuy nhiên, cô nàng rapper Bora mới chính là chị cả trong nhóm. Bora sinh năm 1990, Hyorin sinh năm 1991, Soyu sinh năm 1992 và Dasom sinh năm 1993 AOA: ChoA Cô nàng ChoA dễ thương, hay làm Aegyo nhất nhóm lại là thành viên lớn tuổi nhất. Nữ ca sĩ sinh năm 1990 Red Velvet: Irene Cô nàng trưởng nhóm Bae Irene sinh năm 1991 và là thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm Red Velvet. Irene được đánh giá là già hơn so với mặt bằng tân binh mới và nhóm, bởi các thành viên khác đều sinh năm 1994, 1996 A Pink: Chorong Chorong là trường hợp trưởng nhóm kiêm chị cả khiến fan bất ngờ nhất. Vốn chuộng phong cách dễ thương, Chorong lại sở hữu khuôn mặt trẻ con, khiến khán giả nhầm lẫn cô là em út trong nhóm T-ara: Boram, Qri Các thành viên T-ara đều là những nghệ sĩ nữ được đánh giá sở hữu nhan sắc trẻ trung nhất hiện nay so với mặt bằng chung các nhóm nhạc ra mắt từ năm 2007-2009. Trong nhóm, Boram và Qri đều khiến người hâm mộ nhầm tưởng thuộc hàng em út, song trên thực tế hai người đẹp này đều đã bước sang tuổi 30 Lovelyz: Baby Soul Tám thành viên của nhóm nhạc nữ Lovelyz ở độ tuổi từ 17-23. Trong đó, Baby Soul lớn tuổi nhất (sinh năm 1992), còn Yein là em út của nhóm (sinh năm 1998) Oh My Girl: Hyojung Hyojung là chị cả của nhóm nhạc tám thành viên Oh My Girl. Tuy nhiên, đây là nhóm nhạc hội tụ các tân binh ở độ tuổi trẻ nhất từ 16-21 cho nên Hyojung cũng không phải là trường hợp quá đặc biệt. Cô sinh năm 1994 và là nhóm trưởng của Oh My Girl G-Friend: Sowon Sowon là thành viên lớn tuổi nhất, trưởng nhóm kiêm giọng ca và rapper của G-Friend. Thành viên bé tuổi nhất là Umji - nữ ca sĩ sinh năm 1998 TWICE: Nayeon Mỹ nhân xinh đẹp của nhóm nhạc tân binh thuộc JYP Entertainment sinh năm 1995. Trong nhóm, có ba thành viên sinh năm 1996 , hai thành viên sinh năm 1997, một thành viên sinh năm 1998 và em út sinh năm 1999. Nếu đánh giá về ngoại hình, Nayeon thuộc top thành viên nổi trội nhất và trẻ trung nhất. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, những thành viên "già dặn" nhất có thể kể đến Chaeyoung và Jihyo SNSD: Taeyeon Mặc dù SNSD có đến tận 5 thành viên sinh cùng năm 1989, tuy nhiên, Taeyeon lại là người ra đời sớm nhất (9/3/1989). Taeyeon vốn là trưởng nhóm "hack tuổi" có tiếng trong làng giải trí Kpop bên cạnh Dara (2NE1). Trưởng nhóm SNSD thường diện những bộ trang phục sáng màu, trẻ trung và có phần trẻ con. Bên cạnh đó những màu tóc sáng như hồng, vàng khiến nữ ca sĩ không khác gì nữ sinh cấp 3 Girl's Day: Sojin Ít ai biết rằng cô nàng trưởng nhóm Girl's Day năm nay đã 30 tuổi. Park So Jin sinh ngày 21/5/1986, hơn thành viên nhỏ tuổi nhất Hyeri 8 tuổi. Chính nữ ca sĩ đã từng phát biểu, bản thân cô cảm thấy vô cùng áp lực khi phải tỏ ra trẻ trung, đáng yêu bên cạnh các thành viên 9x khác Nine Muses: Hyuna Hyuna (Nine Muses) cũng không kém cạnh Sojin và Taeyeon về nhan sắc đi ngược thời gian. Cô nàng sinh năm 1987. Tuy phong cách quyến rũ và trưởng thành của nhóm khiến Hyuna già dặn hơn nhiều nhưng vẫn khó có thể tin nổi năm sau nữ ca sĩ sẽ bước sang tuổi 30 2NE1: Dara, Park Bom Chị cả Sandara Park của 2NE1 vốn nổi tiếng trong giới showbiz Hàn bởi vẻ đẹp bất chấp thời gian. Cô nàng năm nay đã bước sang tuổi 31 và là thành viên lớn tuổi nhất của 2NE1 bên cạnh Park Bom. Tuy nhiên, nếu đặt nhan sắc của hai thành viên này lên bàn cân sẽ thấy sự chênh lệch lớn. Khuôn mặt của Park Bom giờ đây trở nên khác lạ do quá lạm dụng các phương thức làm đẹp, còn Dara lại vẫn giữ được vẻ trẻ trung vốn có
(Quora)Tôi nên thử giọng ở công ty nào?
Mị đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và đây có thê cho các bẹn so sánh ^~^ SM Ngoại hình, và theo SM nghĩ '' tài năng có thể được đào tạo''. Quá trình tập luyện cũng rất rất là khắc nhiệt và khó khăn, nhưng mà một lần mà bạn đã cố gắng để vượt qua những thử thách đó thì chắc chắn là khi bạn được debut, mọi thứ sẽ hoàn hảo hơn. Nó thực sự không như những gì mà EXO đã từng nói, mị không nghĩ rằng EXO đã trải qua những 6 năm tập luyện ( hoặc nhiều hơn) với ''vui vẻ'' đâu. JYP Chú trọng tài năng hơn ngoại hình. Nhiều cái nhân được đào tạo hơn, ngoại trừ Choai xừ. Và ở JYP, quá trình đào tạo cũng không quá khắc nhiệt như SM. YG Chắc chắn là tài năng. Cá nhân mà nói, mị sẽ vào YG đấy. Mị thích giọng hát của nhóm nhạc nữ và tài năng của họ rất là có giá trị. Cái mà mị không thích ở YG là YG lười vcđ ra -.- Cube Mị đoán là cũng cần tài năng đó, bạn cũng có thể kiểm tra điều đó luônnn. Nhưng thành thật mà nói, họ không có khả năng quản lý tốt cho lắm. 4Minute, Beast... mấy đứa biết rồi đó. :/ Pledis Nếu bẹn muốn cuộc đời có thêm sóng gió thì hãy vào Pledis.Kinh dị vãi loằn. Và nếu bạn không muốn bản thân bị đối xử như cục cứt thì hãy đi học ĐH đi!! Và đây là những lời mị muốn nói.... SM: Nếu mày là người nước ngoài thì hẳn mày sẽ không có cửa đâu =))). Họ không có vẻ như muốn tuyển tts người ngoại quốc, chỉ trừ EXO-M. Họ có vẻ thích học viên là người Hàn hơn là người nước ngoài. Nếu mà bạn vẫn đang chuẩn bị cho thử giọng, hãy chuẩn bị thêm cả lúc bạn sẽ bị từ chối. JYP: Ughhh mị sẽ nói rằng mị sẽ ủng hộ 50/50. Hầu hết các tts nữ bây giờ đang muốn là TWICE bản 2. Họ chú trọng tài năng hơn SM nhưng lại ít hơn YG nhưng mà.... YG: đm công ty này lười vãi đái. Nếu YG vẫn chưa thấy mình có đủ tts, mị sẽ khuyên mấy thím vào YG đấy nhưng khả năng được debut hay hơi bị ít ( đặc biệt là nữ) Cube: Làm ơn đừng trừ khi bạn muốn bị tan rã PLEDIS: NO NEVER
Hani trên sân khấu sexy bao nhiêu, ngoài đời kín và mộc bấy nhiêu
Có vẻ như những bộ cánh mát mẻ, phong cách sexy mà các người đẹp xứ kim chi ướm lên người mỗi khi lên sân khấu chỉ để phục vụ cho hình ảnh mà công ty chủ quản muốn xây dựng và quảng bá. Thời gian gần đây, làng nhạc xứ Hàn đang rất nóng với những MV được gắn mác 16+, 18+. Kí hiệu này ám chỉ độ nhạy cảm và sexy của các clip ca nhạc. Không sai khi cho rằng tại showbiz Hàn, âm nhạc không đơn thuần là lời ca tiếng hát. Độ hấp dẫn và ăn khách của nó phụ thuộc rất nhiều vào thời trang và ngôn ngữ hình thể của các ca sỹ. Trong các phần biểu diễn, các kiều nữ Hàn thường chọn trang phục rất gợi cảm và cách thể hiện những bộ đồ đó cũng hết sức khêu gợi. Tuy nhiên, những bộ đồ hở hang đó có lột tả được tính cách thực sự của các kiều nữ Hàn? Họ thật sự ham mê phô phang đường cong cơ thể đến thế? Những hình ảnh dưới đây lại cho chúng ta thấy một góc độ khác. Ở đời thường, nhiều kiều nữ Hàn ăn diện hết sức kín đáo và đơn giản, trang điểm nhẹ nhàng, phong thái khác hẳn với những gì mà họ thường thể hiện trên sân khấu. Có người trở nên mộc mạc, cũng có người trông dễ thương hơn hẳn ấn tượng mà công chúng vẫn thường nhớ. Hani là một "thỏi nam châm" thực sự trên sân khấu, đặc biệt là khi cô nàng uốn éo trong những thiết kế cũn cỡn, khoe từ chân cho đến eo. Thế nhưng mỗi khi xuất hiện trên phố, trông Hani lại cực kỳ dễ thương và gần gũi với trang phục như quần yếm, áo thun, khuôn mặt trang điểm nhẹ nhàng.
Những yếu tố làm nên thành công của ‘Game of Thrones’
Emilia Clarke Người tạo nên sự thành công của bộ phim Bộ phim được yêu thích bởi ngôn ngữ đối thoại sắc sảo bất ngờ , yêu tố ma mị kỳ bí và cảnh nóng. Đạo diễn:Daniel Minahan, Quốc gia:Mỹ, Năm:2011 Thời lượng:55 phút/tập Số tập:10 tập Chất lượng:Bản đẹp Độ phân giải:HD 720p Ngôn ngữ:Phụ đề Việt Thể loại:Phim hành động, Phim chiến tranh, Phim bộ Mỹ, Phim bộ Công ty SX:HBO NỘI DUNG PHIM Game of Throne kể về bảy gia tộc chiến đấu để làm chủ vùng đất thần thoại Westeros. Những gia tộc thống trị là Houses Stark, Lannister, và Baratheon. Vị vua của Westeros, Robert Baratheon, yêu cầu người bạn cũ của ông là Eddard – lãnh chúa Stark giữ chức vụ cao, Eddard miễn cưỡng chấp nhận mệnh lệnh để tìm ra sự thật đằng sau. Trong lúc ấy, gia tộc của Nữ hoàng, Lannisters, có lẽ đang dự tính mưu đồ để tước đoạt quyền lực. Ở phía bên kia biển khơi, những thành viên cuối cùng của dòng tộc trước đây đã bị truất phế quyền thống trị ,Targaryens, cũng đang sắp đặt kế hoạch giành lại ngai vàng. Còn ở phía cực Bắc, Bóng Trắng – loài quỷ vốn chìm trong giấc ngủ rất dài, nay đã thức giấc,… Ra mắt từ năm 2011, “Game of Thrones” trở thành loạt phim truyền hình số một trên toàn cầu vài năm trở lại đây và khiến cả Tổng thống Obama cũng phải say mê. Nhân vật 'Game of Thrones' ướm thử trang phục hiện đại / Hậu trường thời trang thú vị trong 'Game Of Thrones' Kể từ năm 2011, cứ tới đầu tháng 4 đến tháng 6 là hàng triệu khán giả trên toàn cầu lại trông đợi tới tối chủ nhật với sự háo hức khó tả. Đó là khi Game of Thrones (tạm dịch: Trò chơi vương quyền) - loạt phim truyền hình sử thi, kỳ ảo dựa trên bộ sách A Song of Ice and Fire - lên sóng đài HBO. Sau gần một tiếng tràn ngập âm mưu, toan tính, bạo lực và dục vọng trên truyền hình, Game of Thrones tiếp tục làm mưa làm gió trên các trang web xem phim, tải phim trực tuyến và trở thành đề tài tranh luận hàng đầu của người hâm mộ trên mạng xã hội vào tuần sau đó. Ngay cả những ai không theo dõi Game of Thrones cũng khó lòng ngó lơ sự hiện diện của loạt phim đình đám này bởi sức ảnh hưởng rộng rãi của nó. Không phải ngẫu nhiên mà phim truyền hình này thu hút một lượng fan hùng hậu trên toàn cầu, trong đó có cả Tổng thống Mỹ - Barack Obama. Cuộc chiến không dành cho kẻ yếu Loạt sách A Song of Ice and Fire được nhà văn George R.R. Martin bắt đầu viết từ 1991. Cuốn sách đầu tiên mang tên A Game of Thrones ra đời vào năm 1996 và kể từ đó đến nay, đã có tổng cộng 5 tập sách được tung ra. Hiện loạt phim truyền hình mùa thứ tư đã bắt kịp nội dung tập ba và còn sử dụng thêm một chút tình tiết từ các cuốn thứ tư và năm. Cuốn sách thứ sáu trong kế hoạch ban đầu là 7 tập sẽ được xuất bản vào năm nay, nhưng nhiều người hâm mộ đang lo sợ rằng với tốc độ mỗi năm một mùa như hiện nay thì phim Game of Thrones sẽ “vượt mặt” tiểu thuyết ở mùa thứ bảy. Nhưng khó có thể trách tác giả khi thế giới giả tưởng Westeros quá rộng lớn và đa dạng, cả về quy mô lẫn những gì bên trong nó. Ở vùng đất do nhà vua ngự trên Ngai sắt cai quản ấy có tổng cộng 7 vương quốc nhỏ, mỗi nơi lại do một gia tộc giàu có cai trị. Giữa các gia đình ấy tồn tại những mối thù sâu sắc và họ không ngần ngại triệt hạ, thậm chí là hủy diệt nhau nếu có cơ hội. Không chỉ có nội bộ luôn âm ỷ, Westeros còn phải dè chừng cả những thế lực phương xa, như dòng dõi nhà vua bị lật đổ năm xưa đang lưu lạc hay các White Walker quyền năng ở phương Bắc... Thế giới Westeros được tác giả Martin lấy cảm hứng từ châu Âu thời trung cổ và các nhà sản xuất D.B Weiss cùng David Benioff đã làm tất cả những gì trong khả năng để nó hiện lên một cách ấn tượng nhất, dù khán giả có phải một fan của bộ sách gốc hay không. Kinh phí được HBO rót cho đoàn phim mỗi mùa dao động trong khoảng 50 tới 70 triệu USD - con số hàng đầu trong lĩnh vực truyền hình. Với chi phí sản xuất khoảng 6 triệu USD/tập và được quay tại nhiều nơi như Morocco, Bắc Ireland, Malta hay Croatia, Game of Thrones phiên bản truyền hình cho thấy mình xứng đáng với danh tiếng của bộ sách gốc cùng sự đầu tư kỹ lưỡng về bối cảnh, trang phục và đạo cụ. Thậm chí còn có những trường đoạn chiến đấu xứng đáng được ghi danh vào lịch sử truyền hình như trận thủy chiến Blackwater ở mùa thứ hai - khi các nhà sản xuất đề nghị được chu cấp thêm 2 triệu USD so với một tập phim bình thường để đem lại trận chiến hoành tráng thỏa trí tưởng tượng của những ai đã đọc truyện. Thành công rực rỡ về số lượng người xem mỗi tập, số lượng fan đông đảo trên khắp thế giới... giúp Game of Thrones trở thành tác phẩm tiếp theo tạo nên cơn sốt sau khi được chuyển thể từ tiểu thuyết kỳ ảo, giống những gì mà The Lord of the Rings hay Harry Potter từng làm được trên màn ảnh rộng. Song điều đặc biệt là việc trong cái thế giới tồn tại những ma thuật và rồng ấy, thứ đáng sợ nhất không phải bùa phép hay ngọn lửa thở ra từ miệng rồng mà đến từ mưu mô quỷ kế của con người. Nhân vật làm nên sức sống George R.R Martin không hề giấu diếm việc ông vay mượn ý tưởng viết sách từ lịch sử châu Âu, điển hình như Cuộc chiến tranh hoa hồng của nước Anh giữa hai nhà Lancaster và York được tái hiện qua sự kình địch giữa dòng họ Lannister và Stark trong Game of Thrones. Đó không phải thứ duy nhất của lịch sử được ông lấy cảm hứng đem vào trong tác phẩm. Xem phim, đôi khi khán giả không khỏi liên tưởng tới những giai đoạn lịch sử như các cuộc thập tự chinh, cuộc chiến trăm năm hay các tộc người Viking (tái hiện qua nhà Greyjoy), vó ngựa quân Mông Cổ (bộ tộc Dothraki)... Martin từng ví ông như Shakespeare - người luôn vay mượn cốt truyện - để lý giải cho việc lấy những thứ trong lịch sử và đặt chúng vào Westeros để tạo nên một thế giới độc nhất vô nhị mà trong đó các nhân vật sở hữu những cá tính không thể trộn lẫn. Mỗi tập Game of Thrones được chia thành nhiều lát nhỏ với các tuyến truyện riêng, cho khán giả thấy những sự việc, toan tính đang xảy ra ở các nhà Lannister, Stark, Targaryen, kinh đô hay bức trường thành quanh năm phủ tuyết trắng... Mỗi người xem đều có nhân vật mà mình ưa thích và việc hào hứng, lo sợ trước những kế hoạch được lập ra hay nhắm vào nhân vật mình mến mộ khiến bất kỳ ai một khi đã xem Game of Thrones thì khó lòng bỏ dở giữa chừng. Sở dĩ nhận định rằng mỗi khán giả đều có thể tìm cho mình những nhân vật riêng để cổ vũ hay ghét bỏ là bởi hệ thống nhân vật trong phim vô cùng đa dạng. Từ cương trực như Ned Starks, quỷ quyệt như Tywin Lannister, tiểu nhân như Joffrey cho tới “bà đầm thép” Catelyn hay nữ hoàng lọc lõi Cersei... Tuyến nhân vật của phim - dù là chính hay phụ - đều đem đến những nét hấp dẫn riêng. Họ sở hữu quá khứ cùng những mối quan hệ phức tạp và không có một thái cực cố định hẳn. Ví như nàng Daenerys Targaryen xinh đẹp ở đầu phim còn là một tiểu thư mong manh và phải xem lời của anh trai như mệnh lệnh thì đến thời điểm này, nàng đã trở thành “Bà mẹ rồng” quyền uy nắm trong tay cả đạo quân Unsullied hùng mạnh. Những nhân vật đặc biệt được hình thành theo thời gian như vậy, cộng thêm những kẻ cá tính ngay từ những giây phút đầu tiên xuất hiện khiến khán giả cứ thế bị cuốn đi theo vòng xoáy của những mưu đồ chính trị Westeros. Tính tới mùa thứ tư, đã có tới khoảng gần 300 nhân vật xuất hiện trong Game of Thrones. Vào mùa đầu tiên ra mắt năm 2011, không có nhiều tên tuổi được người ta biết tới ngoài Sean Bean (nổi tiếng với loạt phim The Lord of the Rings) nhưng tới nay thì những Lena Headey (vai Cersei), Emilia Clarke (vai Daenerys) hay Kit Harington (vai Jon Snow)... đã được nhiều người quen mặt thuộc tên. Mỹ nhân Emilia Clarke vừa được bầu là “Người phụ nữ được khao khát nhất” năm 2014 theo trang Askmen trong khi diễn viên Jack Gleeson thậm chí còn bị... ghét bởi vào vai Joffrey tiểu nhân quá đạt. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là Peter Dinklage, người thủ vai chàng lùn thông thái Tyrion Lannister. Trót mang thân hình dị tật từ nhỏ, anh sống trong sự ghẻ lạnh của người cha, ánh mắt xem thường từ ngay cả anh chị ruột thịt nhưng vẫn sống sót được trong cái thế giới mà người ta luôn nhăm nhe ám hại nhau. Không chỉ khiến người xem nhớ tới với nhiều câu thoại giàu triết lý, Tyrion còn tạo nên sự đồng cảm, thương xót khi chia sẻ về quá khứ của mình, như phân đoạn anh thuật lại tình cảm dành cho cô gái điếm và bị người cha Tywin can thiệp. “Không ai được an toàn cả!” Giống như nhiều loạt phim thời thượng ngày nay, Game of Thrones cũng sở hữu các cảnh quay nóng bỏng hay những trường đoạn chiến đấu bạo lực. Nhưng nếu chỉ có vậy thì loạt phim này đã chẳng thể thành công về mặt thương mại lẫn nghệ thuật như hiện tại. Cốt truyện hấp dẫn, ly kỳ và đặc biệt không thể đoán trước chính là chìa khóa dẫn tới thành công cho loạt phim. Câu thoại “Một khi đã tham gia trò chơi vương quyền thì chỉ có thắng hoặc là chết” của hoàng hậu Cersei là sự mô tả chuẩn xác nhất về Game of Thrones. Khác với nhiều loạt phim truyền hình khác - nơi mà các nhân vật chính thường được an toàn - Game of Thrones sẵn sàng nói lời tạm biệt với bất kỳ ai, thậm chí theo một cách gây sốc nhất. Ngay cả khi đã được cảnh báo trước ngay từ cuối tập một khi xem gã Jamie cam tâm đẩy cậu bé 10 tuổi Brandon từ trên tháp cao xuống khi cậu phát hiện cảnh loạn luân giữa gã với Cersei, khán giả vẫn khó tránh khỏi cảm giác sốc khi xem Game of Thrones. Nhiều nhân vật được cho là quan trọng vẫn có thể bất ngờ nhận một cái chết thương tâm mà không hề có một dấu hiệu cảnh báo, như trường đoạn Red Wedding ở mùa thứ ba. Mới đây, nhiều độc giả của A Song of Ice and Fire cũng không khỏi giật mình khi George R.R. Martin tuyên bố ông sẽ thay đổi vài chi tiết để ngay cả những người sống ở trong sách cũng chưa chắc được an toàn trên phim. Điều này khiến dù đã hay chưa bao giờ đọc Game of Thrones, khán giả đều cảm thấy căng thẳng và hồi hộp theo từng diễn biến trong phim. Sở hữu một cốt truyện ly kỳ khó đoán, mức đầu tư “khủng” cùng dàn diễn viên đồng đều, tài năng, không khó hiểu khi Tổng thống Barack Obama từng đề nghị được xem Game of Thrones trước lịch phát sóng để thỏa cơn ghiền. Là một hiện tượng toàn cầu và ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa đại chúng nên dù còn lâu nữa mới kết thúc, ngay từ lúc này, Game of Thrones đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng khán giả cũng như lịch sử truyền hình Mỹ.