Với khả năng chữa vào gốc căn bệnh parkinson thì y học cổ truyền trong thời buổi hiện nay vẫn là sự lựa chọn của nhiều người. Ngoài ra, trước và trong quá trình điều trị, thuốc Đông y cũng có tác dụng hỗ trợ rất tích cực để lấy lại sự cân bằng trong cơ thể, giảm bớt các tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh bằng y học hiện đại, hạn chế các cảm giác co cứng cơ, mất ngủ, kém ăn… cho người bệnh và nhất là làm tăng sức đề kháng, để cơ thể có cơ hội hồi phục nhanh hơn. Điều đó chính là thế mạnh và vai trò của Đông y trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh và đặc biệt là bệnh Parkinson.
Quan điểm của Đông y cho rằng có rất nhiều thảo dược có tác dụng tốt trong việc điều trị Parkinson như: Thiên ma, Câu Đằng… Những thảo dược này được các nhà khoa học đánh giá cao trong việc chữa trị, nuôi dưỡng, ngăn ngừa những tổn thương tế bào thần kinh từ đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson .
Thiên ma, Câu đằng – hai vị thuốc đầu bảng trong Đông y chữa bệnh Parkinson
Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y đã sử dụng Thiên ma, Câu đằng như những vị thuốc đầu bảng để chữa trị bệnh Parkison giúp làm giảm chứng run tay chân, cứng cơ khớp và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã làm sáng tỏ cơ chế tác động của hai thảo dược này trong việc cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.
Thiên ma - Vị thuốc trong đông y làm chậm quá trình thoái hóa não ở người bệnh Parkinson
Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học quốc tế thuộc Đại học Kyungpook - Hàn Quốc và Đại học Nanyang – Singapo vào năm 2012 đã tìm ra bằng chứng cho thấy, thảo dược Thiên ma có tác dụng ổn định tính dẫn truyền, bảo vệ tế bào thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình stress oxy hóa, nhờ đó làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa não ở người bệnh Parkinson.
Câu đằng - Trong đông y giúp làm giảm triệu chứng run, rung giật ở người bệnh parkinson.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, Câu đằng có chứa một số hoạt chất sinh học tự nhiên có vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường của các tế bào, nhờ đó làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các triệu chứng run, rung giật.
Sự phối hợp giữa Thiên ma và Câu đằng sẽ tạo nên tác dụng hiệp đồng giúp phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Parkinson và làm chậm tiến triển của bệnh.
Ngoài ra việc kết hợp với các vị thuốc như tang kí sinh, đương quy, câu kỳ tử, bạch thược sẽ phát huy tác dụng tối đa của thiên ma, câu đằng.
Tang chi giúp chắc khỏe gân cốt.
Giúp bổ can thận, mạnh gân cốt, dùng để chữa gân cốt tê đau, trừ phong thấp, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối.
Đương quy bổ huyết, hoạt huyết nuôi dưỡng gân cơ.
Là vị thuốc dùng phổ biến trong đông y là đầu vị trong thuốc chữa bệnh có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng gân tiêu sưng. Đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và bệnh như thuốc chữa thiếu máu, đau đầu cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi đau lưng, viêm khớp, chân tay đau nhức.
Bạch thược tiêu viêm, đả thông mạch máu.
Có tác dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, kiềm âm, chỉ hàn tiêu viêm, chữa lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khổi, tắc mạch, nghẽn mạch não, giúp thông kinh hoạt lạc dẫn huyết đi nuôi dưỡng gân cơ tốt.
Câu kì tử bổ can thận.
Đây là vị thuốc bổ toàn thân, có tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, dùng cho cơ thể suy nhược, can thận âm quy, tinh huyết bất túc, thần kinh suy nhược, lưng gối mỏi đau. Trong đông y thận là nguồn gốc mọi bệnh, thận chủ về đóng kín, nơi tàng tinh, chủ cốt tủy, làm tươi nhuận tóc, chắc đặc ở xương.
Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson không dùng thuốc khác.
Tập thể dục chỉ là một thành tố của điều trị hỗ trợ cho bệnh Parkinson. Những biện pháp khác bao gồm:
• Liệu pháp xoa bóp. Mát-xa trị liệu đã được chứng minh là có thể giúp giảm cứng và đau trong bệnh Parkinson. Mát-xa giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
• Châm cứu. Ở một số người, châm cứu có vẻ giúp giảm run, cứng cơ và đau.
• Ca hát. Có những báo cáo rằng ca hát giúp cải thiện âm lượng giọng nói và thậm chí cả các tương tác xã hội. Khi âm lượng giọng nói tốt hơn, người bệnh sẽ dễ đi ra ngoài giao lưu với bạn bè và dành thời gian với mọi người. Ngoài ra còn có các chương trình trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện âm lượng giọng nói.
• Vật lý trị liệu. Cách điều trị này có thể giúp cải thiện sự mềm dẻo, thăng bằng và dáng đi. Một số chương trình được thiết kế dành riêng cho những người mắc bệnh Parkinson, học cách bước dài hơn để giảm các vấn đề phổ biến đi bộ phổ biến như đi lảo đảo.
• Trị liệu nghề nghiệp. Các chuyên gia trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, như mặc quần áo hoặc đánh răng. Bạn có thể học cách sử dụng các công cụ thích ứng, như dụng cụ để để kéo khóa kéo hoặc cài khuy áo.
• Trị liệu nuốt. Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ có thể giúp cải thiện khả năng nuốt, hoặc ít nhất là giúp người bệnh học cách sống với những khó khăn khi nuốt do bệnh Parkinson.
• Thủy trị liệu. Tham gia một lớp vật lý trị liệu trong hồ bơi giúp giảm bớt nỗi lo về té ngã và cho phép người mắc bệnh Parkinson vận động dễ dàng hơn hơn so với khi ở trên cạn.