Vì sao phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh?
Không phải ngẫu nhiên mà các quan niệm kiêng cữ ở phụ nữ sau sinh lại được lan truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn từ xưa đến nay. Nguyên nhân là bởi vì nó có thể đem lại những lợi ích thật sự cho sức khỏe người phụ nữ. Tuy nhiên, thời điểm hiện đại như hiện tại thì các mẹ nên kiêng cữ vừa theo dân gian vừa theo khoa học, để có hiệu quả tốt nhất nhé!
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Chương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Trước đây người ta quan niệm rằng, việc kiêng cữ sau sinh là cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể người phụ nữ ở những lần sinh sau, và cuộc sống sau đó sẽ không mắc các bệnh phiền toái. Nhưng hiện tại, theo các quan điểm khoa học, y học hiện đại thì một số các quan niệm kiêng cữ đã không còn phù hợp, gây căng thẳng và có hại cho sức khỏe người phụ nư và em bé.!.”
Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?
Thời xưa, sau sinh các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng). Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa, không dùng điện thoại…
Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu…Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng.
Chỉ sau 3 – 4 ngày sinh xong, người mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng người mẹ cần làm đó là tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…
Đọc chi tiết tịa đây
Tác hại của không kiêng cữ sau sinh là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.
Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khoẻ giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.
Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất.
Kiêng cữ sau sinh đúng khoa học để cơ thể phục hồi nhanh nhất
Thực tế, sau sinh cơ thể phụ nữ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:
1. Không nên kiêng khem quá mức
Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, kiêng ăn rau, canh… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, sau sinh không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước.
Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng mẹ không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Nếu mới sinh, nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, nhất là với các bà mẹ mới sinh.
2.Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Nếu mẹ mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến mẹ mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để sau sinh mẹ có thời gian nghỉ ngơi.
3. Những thực phẩm cần tránh ăn khi đang ở cữ sau sinh
Cơ thể người mẹ mới sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn mướp, thịt đỏ các loại, cá nước ngọt, rau xanh, trái cây... Không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.
Mẹ nên ăn đồ ăn mới và nóng, đủ dưỡng chất kèm theo uống nhiều nước để cơ thể sản xuất sữa chất lượng cho con bú.
Đọc thêm chi tiết tại bài viết
4. Tránh quan hệ tình dục sớm
Sau khi sinh, phụ nữ nên đợi khoảng 4 – 6 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.
5. Không làm việc nặng, tập thể dục nặng
Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung.
Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.
Nhiều mẹ vì sốt ruột trước cơ thể sồ sề sau sinh đã bắt đầu luyện tập từ rất sớm, đâu biết rằng tập thể dục khắc nghiệt, đặc biệt là vận động vùng xung quanh bụng, có thể ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo và đáy xương chậu.
Việc tập thể dục nên được thực hiện dần dần và khởi động bằng những động tác nhẹ nhàng và phải để ý để không làm ảnh hưởng đến vết mổ ở bụng hoặc vết rạch tầng sinh môn. Các bà mẹ sinh tự nhiên có thể bắt đầu vận động từ ngày 2-3 sau khi sinh, nhưng mẹ sinh mổ thì sẽ phải chờ đợi cho đến một tháng sau khi mổ; hoặc vết thương lành lại mới có thể tập những bài tập phức tạp.
Đọc thêm bài viết https://meviet.vn/do-choi-cho-be-4-6-tuoi/