Trẻ 1 tuổi ăn được gì? Ăn bao nhiêu là đủ
Khi được 1 tuổi, bé bắt đầu chập chững tập đi, bắt chước các động tác của người khác và bi bô tập nói. Để bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ, việc đảm bảo bữa ăn đủ dưỡng chất cho trẻ 1 tuổi là điều tối quan trọng mà bố mẹ cần chú ý. Nhu cầu năng lượng cho bé 1 tuổi Ở cột mốc 1 tuổi, trẻ đạt mức tăng trưởng về chiều cao và cân nặng khá nhanh. Hằng tháng, bé có thể tăng 2cm chiều cao và 0.2kg cân nặng. Khi tròn 1 tuổi, tốc độ chuyển hóa của trẻ bắt đầu nhanh hơn: trung bình 3,6 – 4 kcal/h. Các bé thường có thân nhiệt cao hơn người lớn nên cũng nhanh đói bụng hơn. Do đó, dinh dưỡng ở giai đoạn này đóng vai trò quan trọng, quyết định bé có nhanh lớn, khỏe mạnh không hay còi cọc, suy dinh dưỡng. Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome (khu vực miền Bắc), nhu cầu năng lượng cho bé 1 tuổi là 110 kcal/kg cân nặng, tức là nếu bé nặng 10kg, bé cần được cung cấp năng lượng khoảng 1.100 kcal/ngày. Trong đó, năng lượng từ chất béo chiếm khoảng 35-40%. Bé 1 tuổi nên ăn như thế nào? Ở giai đoạn 1 tuổi, sữa vẫn là thức ăn quan trọng đối với trẻ. Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên duy trì cho bé bú đến năm 2 tuổi kết hợp cùng chế độ ăn dặm đầy đủ dưỡng chất cho con. Thông thường ở giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm, bé được làm quen với cháo xay nhuyễn, cháo xay vỡ… Sau 12 tháng tuổi, khi răng bé đã mọc tương đối đầy đủ, bố mẹ nên cho bé làm quen với thực đơn cho bé 1 tuổi, với nhiều loại thực phẩm khác như: Cháo từ gạo vỡ hoặc cơm nhão. Lưu ý khi nấu cháo, không nên vo quá kỹ sẽ làm mất đi vitamin B1 nằm trong lớp cám gạo bên ngoài. Mẹ cũng nên thêm một thìa cà phê dầu thực vật (như dầu oliu, dầu gấc…) vào món ăn của trẻ khi đã chín để tăng cường chất béo không bão hòa. Các loại thực phẩm dạng mềm như tôm, thịt gà… để trẻ dễ cắn, nhai… Nếu hầm xương/thịt, cần cho trẻ ăn cả cái lẫn nước. Ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ quả và các loại bánh ăn dặm Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,… Lưu ý, bữa ăn của trẻ 1 tuổi nên được chia làm 3 bữa chính, xen kẽ là 3 – 4 cữ bú sữa mẹ. Bữa chính có thể là cháo hay các thức ăn mềm (như phở, nui, mì…) đều được, nhưng cần đảm đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: Nhóm chất bột đường: gạo, bột… Nhóm chất đạm: thịt, tôm, cá… băm nhuyễn Nhóm chất béo từ dầu ăn và mỡ động vật (khoảng 1 – 2 muỗng) Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả, trái cây… Các thực phẩm không nên cho bé 1 tuổi ăn Hệ tiêu hóa của trẻ 1 tuổi còn non yếu, do đó không phải thực phẩm nào cũng tốt cho sức khỏe của bé. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có thể khiến bé bị hóc, nghẹn khi nuốt như các loại bánh kẹo, trái cây sấy, thạch… Các loại nước ngọt có ga hoặc các loại thức uống nhiều đường, cafein không nên đưa vào khẩu phần ăn hằng ngày. Nếu cho bé uống nước trái cây, cần pha loãng với nước theo tỷ lệ 50:50. Thực phẩm bé 1 tuổi không nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường Ngoài ra, không nên nêm các loại gia vị (như muối, đường, bột ngọt…) trong món ăn của trẻ 1 tuổi để tránh bị rối loạn vị giác, dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Chính vì vậy, các loại đồ hộp, thịt muối… chứa nhiều phụ gia, hương liệu cũng không nên sử dụng để chế biến thức ăn cho trẻ. “Khi trẻ 1 tuổi có khẩu phần ăn khoa học, hợp lý, đủ năng lượng, bé sẽ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ”, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nhấn mạnh. Tham khảo thêm các phương pháp ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé các nhóm tuổi từ 6 tháng: Tổng quan về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng Thực đơn cho bé 1 tuổi Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng 5 nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách mẹ đã biết? Mách mẹ cách giúp trẻ hết biếng ăn giai đoạn 6 tháng tuổi