Mô tơ hộp số giảm tốc là gì?
Mô tơ hộp số giảm tốc hay còn gọi là động cơ giảm tốc, một trong những bộ phận quan trọng được sử dụng trong hầu hết các thiết bị liên quan đến việc giảm tốc độ. Ngày nay có rất nhiều thiết bị máy móc đều sử dụng đến loại động cơ này, bởi vì nó sẽ giúp cho tốc độ chạy của thiết bị được quản lý một cách tốt nhất theo yêu cầu của người sử dụng, nhằm đáp ứng các nhu cầu công việc hiện tại của người sử dụng.
Các bạn có thể thấy và bắt gặp loại motor giảm tốc này tại các nhà máy sản xuất, nhà xưởng ở các thiết bị được lắp đặt trong dây chuyền sản xuất. Nhờ có động cơ này mà bạn có thể kiểm soát tốc độ chạy cũng như làm việc của thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Trong một số lĩnh vực đòi hỏi tốc độ làm việc của thiết bị phải ở một tốc độ nhất định, không quá nhanh và cũng không quá chậm. Do đó động cơ giảm tốc là thiết bị tuyệt vời để giải quyết cho vấn đề này.
Cấu tạo motor giảm tốc
Động cơ giảm tốc gồm 2 bộ phận chính là: motor điện và hộp số giảm tốc. Chúng có tác dụng giúp giảm số vòng quay, đồng thời tăng mô men xoắn (lực xoắn) và được ứng dụng nhiều trong các thiết bị, máy móc công nghiệp.
Motor điện của bộ giảm tốc được quấn theo kiểu motor 3 pha 4 cực, gồm các chi tiết nhỏ như: Rotor, vòng bi, Stator, khoảng cách không khí và cuộn dây. Cụ thể:
Rotor: Là một bộ phận của motor điện, có chức năng làm quay trục để cung cấp năng lượng cơ học. Rotor thường gồm các dây dẫn có dòng điện, tương tác với từ trường của Stator để tạo ra các lực quay trục. Tuy nhiên, một số Rotor có cánh quạt mang nam châm vĩnh cửu và Stator giữ dây dẫn.
Vòng bi: Router có thể quay được là nhờ sự hỗ trợ của vòng bi, cho phép Rotor xoay trục của nó.
Stator: Đây là bộ phận thuộc phần tĩnh của mạch điện từ động cơ, thường bao gồm các nam châm vĩnh cửu hoặc các cuộn dây. Các lõi của Stator thường được tạo từ nhiều tấm kim loại mỏng, được gọi là laminations. Laminations đảm nhận nhiệm vụ làm giảm tổn thất năng lượng có thể xảy ra nếu một lõi rắn được sử dụng.
Khoảng cách không khí: Là khoảng cách được tính giữa Rotor và Stator. Khoảng cách này có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động của động cơ Khoảng cách không khí sẽ giúp làm tăng dòng chảy từ hoá cần thiết. Do đó, bạn nên lắp máy với một khoảng cách tối thiểu để tránh gây ra tiếng ồn và tổn thất không đáng có.
Cuộn dây: Bao gồm các dây được đặt trong cuộn dây, thường được quấn quanh một lõi sắt mỏng, mềm để tạo thành các cực từ khi được kích hoạt bằng dòng điện.
Hộp giảm tốc: Bộ phận này thường sử dụng bánh răng để truyền động.
Phương truyền động là phương song song đồng trục hoặc trục thẳng.
Thông tin liên hệ
Động cơ Thành thái
Hotline: 0316851198