1
Following
5
Follower
0
Boost

Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với quy tắc 50/20/30

Có rất nhiều người trong chúng ta đang gặp phải các vấn đề về quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả, dẫn đến stress áp lực với tiền. Nhiều người loay hoay tìm cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Quy tắc 50/20/30 sẽ là một gợi ý dành cho bạn. Theo chân RedBag trong bài viết hôm nay để khám phá về quy tắc này nhé. Quy tắc 50/20/30 là gì? Cách vận hành của quy tắc 50/20/30? Quy tắc 50/20/30 là phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh, đơn giản. Mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là khuyến khích người dùng phân chia tổng thu nhập mỗi tháng của bản thân vào 3 nhóm ngân sách chính. Mục đích là giúp bạn quản lý tài chính một cách dễ dàng hơn. Từ đó có thể sử dụng dòng tiền hợp lý, hiệu quả và không lãng phí. Quy tắc 50/20/30 được vận hành dựa trên việc phân chia thu nhập vào 3 nhóm chính. Cách vận hành của nguyên tắc 50/20/30 là dựa trên việc phân chia thu nhập vào 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% - 20% - 30%. Các nhóm ngân sách này được chia dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế mà bất cứ ai cũng gặp trong vấn đề quản lý chi tiêu. Cụ thể các nhóm chi tiêu chính đó là: 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu

Từ A-Z về quản lý tài chính cá nhân dành cho người mới bắt đầu

Hầu hết khi tài chính gặp bất ổn, chúng ta đều đặt ra câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Tôi nên làm thế nào? Tôi biết tôi phải quản lý tài chính cá nhân nhưng còn cách nào khác không? Nhiều khi chính chúng ta đã có được câu trả lời cho mình. Ví như bạn không muốn gặp áp lực bởi nợ nần thì phải quản lý thu chi và tiết kiệm. Thế nhưng bạn vẫn hỏi người khác nên làm thế nào? Đó chỉ là vì bạn không muốn làm như thế. Một khó khăn đã biết, đã quen thuộc vẫn luôn dễ chịu hơn một khó khăn xa lạ, đột ngột và nằm ngoài dự tính. Ít nhất là tôi vẫn có thể chịu đựng được việc vay mượn hàng tháng để chi tiêu thoải mái hơn là sống tiết kiệm. Đó chính là lý do nhiều người dù biết được giải pháp là gì vẫn gặp thất bại trong tài chính. Vậy nên, nếu bạn đã nghiêm túc đọc bài viết này và mong muốn tìm kiếm phương pháp quản lý tài chính cho bản thân mình. RedBag xin chúc mừng bạn! Vì bạn đã vượt qua rào cản của bản thân để tìm thấy sự lựa chọn đúng đắn cho tài chính cá nhân của mình. Hy vọng qua bài viết này, RedBag sẽ giúp bạn xây dựng được lộ trình quản lý tài chính cá nhân phù hợp và hữu ích cho mình. Bạn có biết chúng ta thường quản lý tiền bạc thế nào không?

Người trẻ nên làm gì để vượt qua những áp lực tài chính đầu đời?

RedBag biết bạn đang có những trăn trở và áp lực về tài chính mỗi ngày. Thế nhưng tiếp tục né tránh vấn đề không phải là cách. Bản thân sự áp lực đó không đáng sợ. Đáng sợ là bạn không biết bản thân mình đang gặp áp lực gì trong tài chính và làm cách nào để vượt qua chúng. Thế nên, RedBag đã có cuộc trò chuyện cùng anh Nguyễn Tuấn Anh - Nguyên Giám đốc Khối Dịch vụ đầu tư và Quản lý tài sản tại Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT. Người có 16 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính sẽ mang đến cho chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, những thông tin bổ ích nhằm giúp các bạn có thể vượt qua được những áp lực tài chính đầu đời. Sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên anh sẽ chỉ nêu ra 3 nguyên nhân chính như sau: Một, áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure): Áp lực từ bạn bè thành công. Hai, áp lực phải tự chủ càng sớm càng tốt: Sau một thời gian dài được ba mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng, chúng ta mong muốn kiếm tiền và tự lập. Mong muốn đó là chính đáng. Bởi sống lâu trong môi trường gia đình bảo bọc dần dần sẽ khiến chúng ta cảm thấy quyền tự chủ đang bị ít đi và bí bách. Ba, tốc độ thay đổi nhanh của các ngành nghề hiện nay: Trước đây, bọn anh có rất ít cơ hội để vượt lên các đàn anh đàn chị đi trước mình. Nhưng với nguồn lực thông tin đầy đủ trên mạng Internet và sự cởi mở của xã hội hiện nay thì thế hệ trẻ như các em hoàn toàn có thể vượt lên trên bọn anh.

Tư duy về tiền sao cho đúng?

Người Việt Nam thường ngại nói về tiền và xem đây là một vấn đề tế nhị trong cuộc sống. Tiền nếu được hiểu đúng cách sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trên hành trình quản lý tài chính cá nhân. Bạn đang tư duy thế nào về tiền? Làm thế nào để biết đó là tư duy đúng đắn hay sai lầm? Hãy cùng RedBag gặp gỡ và trò chuyện với Chuyên gia Trading Kỹ thuật Chứng khoán Nguyễn Tuấn Anh - Nguyên Giám đốc Khối Dịch vụ đầu tư và Quản lý tài sản, Giám đốc Dacademy tại VNDIRECT - 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính để lắng nghe những chia sẻ đầy thú vị và bổ ích từ anh về chủ đề hôm nay nhé! Tài chính cá nhân không đơn thuần chỉ nói về khía cạnh tài chính (con số, kiến thức, công cụ) mà còn bao gồm khía cạnh cá nhân (tư duy, thái độ, cảm xúc, mối quan hệ với tiền). Khi phần cá nhân bị mất kết nối thì phần tài chính cũng không còn ý nghĩa để mang lại niềm vui cho mỗi người. Mở đầu cho số phỏng vấn “Nhìn Quanh Để Biết” lần này, RedBag sẽ mang đến cho bạn những nội dung đặc biệt xoay quanh khía cạnh “cá nhân” trong quản lý tài chính. Chủ đề đầu tiên đó chính là: Tư duy về tiền - Thứ quyết định cảm xúc và hành động của chúng ta với tiền. Thế nào là tư duy về tiền? Một nhận thấy của anh rằng là giáo dục về tiền bạc rất ít khi được nhắc đến trong mỗi gia đình Việt. Ngày bé, khi nói đến tiền, ba mẹ sẽ bảo đó không phải là việc của con. Chuyện tiền bạc gần như là chuyện của ba mẹ và con cái sẽ không liên quan. Cái dấu vết này tạo cho tương lai giới trẻ Việt nói chung biết về tiền khá muộn. Vậy thế nào là tư duy về tiền?

Làm thế nào để bước qua những cột mốc quan trọng với tài chính sẵn sàng? (Kỳ 2)

Tiếp nối kỳ 1 với sự chuẩn bị tài chính cho các cột mốc quan trọng trong sự nghiệp và ổn định cuộc sống tuổi 30. Khách mời của "Nhìn quanh để biết" tuần này, chị Mina Chung (Đại sứ của nền tảng cộng đồng phụ nữ chuyên về tài chính và sự nghiệp - 15 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng toàn cầu) sẽ tiếp tục chia sẻ với chúng ta về kế hoạch tài chính chuẩn bị cho hôn nhân và cuộc sống nghỉ hưu Nhiều người thường trăn trở với quyết định tiến đến hôn nhân bởi lẽ để đảm bảo một cuộc sống gia đình vững vàng thì cần có sự ổn định về mặt tài chính. Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì về tài chính trước khi kết hôn? Thật sự chị cũng không phải là một bác sĩ tâm lý hay nhà tư vấn hôn nhân gia đình nên chỉ có thể chia sẻ với kinh nghiệm riêng của mình mà thôi. Chị với ông xã bên nhau đến nay cũng đã được 26 năm. Yêu nhau và đến được với nhau đã là một điều hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc này phải đi đôi với trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân và gia đình. Khi bạn bước vào cuộc sống hôn nhân thì tài chính là một vấn đề quan trọng. Trong một bài báo chị viết, theo thống kê từ văn phòng luật sư khi nói về nguyên nhân khiến các cặp đôi ly dị đến từ các vấn đề về tài chính, chiếm khoảng 30%. Đôi khi, cả hai cũng nên có những nguyên tắc về tài chính giữa vợ chồng. Ngày đó, vợ chồng chị phải đợi đến 10 năm mới dám kết hôn. Bởi cả hai đều không muốn vì tổ chức một đám cưới thật hoành tráng mà phải nợ nần và đánh đổi với cuộc sống hôn nhân đầy những áp lực tài chính về sau. Câu chuyện nói đến ở đây chính là sự minh bạch và chia sẻ trách nhiệm tài chính gia đình. Nếu một người trong gia đình bạn có thể quán xuyến được việc đó mà không xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào trong chuyện tình cảm thì không sao. Mình không bàn đến tính đúng sai ở đây. Miễn sao bạn cảm thấy mối quan hệ của bạn vững chắc hơn là được.

Làm thế nào để bước qua những cột mốc quan trọng với tài chính sẵn sàng? (Kỳ 1)

“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” - Benjamin Franklin Thực tế, nhiều người trong chúng ta đều có mục tiêu tài chính cho riêng mình. Thế nhưng, mọi mục tiêu sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn chỉ nghĩ mà không làm. “Không chuẩn bị” chính là không hành động. Đừng để đến lúc thất nghiệp, bệnh tật, tai nạn hay nghỉ hưu bạn mới nghĩ đến việc chuẩn bị tài chính cho bản thân mình. Từ những việc nhỏ như lập kế hoạch và quản lý thu chi cho bản thân mỗi ngày đã là “tảng băng chìm” cho một nền tảng tài chính vững chắc sau này. Nếu bạn vẫn chưa biết cách chuẩn bị tài chính cho các cột mốc quan trọng trong đời. Hãy cùng RedBag lắng nghe những chia sẻ từ chị Mina Chung (Đại sứ của nền tảng cộng đồng phụ nữ chuyên về tài chính và sự nghiệp - 15 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng toàn cầu) về cách bước qua những cột mốc quan trọng với tài chính sẵn sàng ngay sau đây: Theo chị những cột mốc quan trọng nào trong cuộc đời sẽ cần có sự chuẩn bị về tài chính? Mình có thể nhìn theo nhiều góc độ khác nhau. Nếu xét về độ tuổi, các bạn có thể lấy cột mốc đầu tiên khi mình 25 tuổi, mới ra trường và kiếm được đồng lương đầu tiên. Khi đó, bạn chắc chắn sẽ quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cột mốc sau mười năm một lần như 35, 45 hay 55 tuổi là độ tuổi nghỉ hưu chẳng hạn. Đó là từng cột mốc quan trọng về độ tuổi.

Hành trình xóa bỏ những bất an trong tài chính cho người phụ nữ

Trong cuộc sống người phụ nữ liên tục đóng nhiều vai trò cùng lúc khác nhau. Một người phụ nữ thành công trong công việc, một người vợ đảm đang, một người mẹ mẫu mực,... Trên hết phụ nữ cũng có những áp lực riêng không thể nào tỏ bày mà một trong số đó đến từ sự bất an trong tài chính. Vậy làm thế nào để xóa bỏ những bất an trong tài chính cho người phụ nữ? RedBag đã có cuộc trò chuyện với chị Thái Ngoan - Chuyên gia tài chính cá nhân cho phụ nữ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính cũng như hiểu biết sâu sắc về tâm lý của người phụ nữ, chị sẽ mang đến những lời khuyên nào cho chúng ta? Cơ duyên chị đến với nghề Coaching? Chị xuất thân trong ngành tài chính ngân hàng đến nay đã được 14 năm. Trước đây chị làm thuần về nghiệp vụ cho khách hàng cá nhân như là tư vấn và phát triển sản phẩm. Năm 2020, chị tham gia khóa đào tạo Coach chuyên nghiệp của ICF. Sau khi học xong chị thấy phương pháp Coaching (huấn luyện) này rất mạnh. Nếu bình thường mình chỉ tư vấn kiến thức và công cụ cho khách hàng thì với Coaching, mình phải hiểu được khách hàng từ sâu bên trong. Họ đang cần gì? Điều gì đang thôi thúc họ? Hay có những nỗi sợ nào khiến họ không thể quản lý tài chính? Lúc đó chị mới bắt đầu xây dựng chương trình Financial Coaching - Huấn luyện về Tài chính Cá nhân. Nhằm giúp khách hàng đào sâu hơn về khía cạnh “cá nhân” trong tài chính để quản lý tài chính tốt nhất theo cách riêng của mỗi người.